TS. Nguyễn Hồng Sơn tái đắc cử Chủ tịch HBA

TS. Nguyễn Hồng Sơn – Phó Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP. HN (HBA) tiếp tục được bầu giữ chức Chủ tịch HBA khóa III, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
TS. Nguyễn Hồng Sơn tái đắc cử Chủ tịch HBA

Kết quả này được công bố tại Đại hội khóa III nhiệm kỳ (2020 - 2025) với chủ đề “Đổi mới - Sáng tạo - Hợp tác - Phát triển” trong phiên chính thức diễn ra ngày 16/1 tại Hà Nội. Đây là kỳ Đại hội quan trọng đưa ra nhiều phương hướng hoạt động quan trọng như xây dựng, triển khai chương trình chuyển đổi số nhằm hỗ trợ, nâng cao năng lực quản trị của Hiệp hội, phấn đấu trở thành một địa chỉ tin cậy để các doanh nghiệp chia sẻ các khó khăn, vướng mắc và nhu cầu cần được giúp đỡ, hỗ trợ, bảo vệ; đồng thời là một kênh thông tin, tin cậy cho các cơ quan TW và TP Hà Nội tham vấn về tình hình doanh nghiệp cũng như tham khảo các kiến nghị, đề xuất giải pháp, chính sách để phát triển doanh nghiệp và nền KT-XH.

HBA cũng phấn đấu trở thành trung tâm cung cấp một số dịch vụ cần thiết cho doanh nghiệp với chất lượng, hiệu quả cao và thỏa mãn nhu cầu của hội viên, đồng thời trở thành ”Ngôi nhà chung” thực sự của hội viên Hiệp hội, tổ chức kết nối được nhiều doanh nghiệp trở thành khách hàng, đối tác, nhà đầu tư của nhau.

Ngoài bầu chức danh Chủ tịch, Đại hội cũng đã bầu chức danh các Phó Chủ tịch HBA khoá III. Cụ thể:

Ông Lương Cao Chí - Giám đốc viễn thông Hà Nội Tập đoàn Bưu Chính viễn thông Việt Nam.

Ông Nguyễn Minh Chung - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Du Lịch Hà Nội Ông Nguyễn Cảnh Hồng - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Eurowindow.

Ông Trương Hải Long - Phó Chủ tịch HBA, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà Hà Nội.

Bà Ninh Thị Ty - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Hồ Gươm.

Bà Bùi Hải Yến - Tổng Giám đốc Công ty CP Hanel.

Tổng thư ký bà Nguyễn Thị Hằng cũng được Đại hội tiếp tục tín nhiệm bầu vào vị trí Tổng Thư ký HBA nhiệm kỳ III.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.