TS. Trần Du Lịch: Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể là cơ hội bật lên của kinh tế Việt Nam

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bùng nổ, Việt Nam chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng tuy không nhiều. Điều cần làm là ổn định tâm lý của giới kinh doanh, thậm chí, đây còn có thể là cơ hội bật lên của nền
TS. Trần Du Lịch: Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể là cơ hội bật lên của kinh tế Việt Nam

“Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể là cuộc chiến tranh về kinh tế lớn nhất từng có, dĩ nhiên, nó sẽ ảnh hưởng toàn cầu. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế có độ mở rất lớn, nên bất cứ cái gì ảnh hưởng tác động tiêu cực toàn cầu, Việt Nam đều bị ảnh hưởng”, TS. Trần Du Lịch, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, nhận xét trong một cuộc gặp gỡ với các doanh nhân TP. HCM vừa qua.

Theo ông Lịch, do độ mở lớn của nền kinh tế nên những biến động thị trường thế giới sẽ ảnh hưởng lớn đến Việt Nam cả trong quan hệ thương mại, đầu tư hay tín dụng.

Tuy nhiên, có 3 nguyên do khiến ông Lịch tin rằng, chiến tranh thương mại song phương Mỹ - Trung sẽ không ảnh hướng lớn tới nền kinh tế Việt Nam như nhiều người lo sợ.

Đầu tiên, Mỹ áp thuế lên nhiều hàng hoá có xuất xứ Trung Quốc, không liên quan đến Việt Nam. Thứ hai, cuộc chiến đó sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam nhưng không nhiều vì chúng ta đã đa dạng hoá thị trường thương mại, ngoài Mỹ - Trung, thị trường xuất khẩu của Việt Nam còn có vài chục nước khác.

Thứ ba, sau giai đoạn khởi động, có lẽ tình hình kinh tế sẽ nhanh chóng ổn định trở lại. Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực chính trị cho rằng, việc Tổng thống Donald Trump phát động cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc là để phục vụ cho cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11 tới. Sau khi chiến dịch bầu cử hoàn thành, có thể ông Trump sẽ lại "bắt tay hoà hoãn nói cười với Trung Quốc".

Bên cạnh đó, các chỉ số cơ bản của nền kinh tế của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm tương đối tốt cũng là lí do khiến ông Lịch tin tưởng rằng chiến tranh thương mại song phương Mỹ - Trung sẽ không quá ảnh hưởng đến Việt Nam.

Các con số thống kê cho thấy, 6 tháng đầu năm 2018, GDP tăng 7,08%, cao nhất trong vòng 10 năm qua, trong đó lĩnh vực nông nghiệp tăng 4%; CPI so với cùng kỳ là tăng 3,19; chỉ số lạm phát cơ bản tăng 1,35%.

Tiếp theo, mức tăng trưởng tín dụng khoảng 6,8%, trong khi cùng kỳ năm ngoái là 7,6%. Huy động từ ngân hàng tăng cao hơn tốc độ huy động, do đó giữ được mặt bằng lãi suất ổn định: lãi suất trung bình vay ngắn hạn 6% đến 9%, lãi suất trung bình vay trung hạn từ 9 - 11%.

Việc làm – thất nghiệp, tỷ lệ thiếu việc làm ở đô thị khoảng 3%. Huy động vốn đầu tư – vốn xã hội hơn 10%, vốn từ FDI chiếm khoảng 25%, ngân sách vẫn tăng thu, lạm phát và nợ công đều kiểm soát tốt.

Còn việc thị trường chứng khoán lên xuống thất thường từ đầu năm 2018, theo ông Trần Du Lịch là do thị trường đang tự điều chỉnh: “Trong giai đoạn cuối năm ngoái, đầu năm nay, khi thị trường tăng trưởng liên tục, chúng tôi nói nói với nhau rằng rằng: nếu tháng nào cũng tăng hàng chục phần trăm như thế là không bình thường”.

Với xu hướng toàn cầu hoá, tính chất liên thông và ảnh hưởng tâm lý thị trường rất lớn. Hiện nay, các quỹ đầu tư nước nước ngoài có ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số VNIndex, họ bỏ vốn vào chỗ nào, mã nào thì mã đó sẽ thay đổi.

Xét một cách cơ bản, thị trường chứng khoán là hàn thử biểu của nền kinh tế nhưng với những chỉ báo kinh tế vĩ mô tốt như trên, sự "lắc lư" của thị trường chứng khoán sẽ không quá ảnh hưởng đến sự ổn đinh trong ngắn hạn của nền kinh tế Việt Nam.

Theo ông Lịch, giai đoạn rung lắc của thị trường chứng khoán những tháng đầu năm 2018 là để nó tự cơ cấu lại bên trong và hình thành một chỉ số VNIndex hợp lý nhất. "Cái lo nhất không phải là giai đoạn thị trường chứng khoán sụt giảm mà chính giai đoạn nó lên liên tục và sợ nhất là tái lại tình cảnh như năm 2006. Hậu quả của bong bóng chứng khoán 2006 và bất động sản 2007 là tai họa của nền kinh tế Việt Nam", ông Lịch nói.

Lo nhất là tâm thế của giới kinh doanh

TS. Trần Du Lịch cho biết, đối với cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, nền kinh tế Việt Nam chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nhưng ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực sẽ phụ thuộc vào việc các chủ thể chính có biết biến nguy cơ thành cơ hội hay không.

Chính phủ Việt Nam đã có đối sách phù hợp, ứng phó với những điều có thể ứng phó được. Tuy nhiên điều tôi lo lắng nhất vẫn là tâm của giới kinh doanh ở Việt Nam.

"Các chủ doanh nghiệp không việc gì phải lo lắng, trong thương trường, cái rủi của kẻ này nhiều khi thành cái may của kẻ khác, người tài giỏi có thể biến nguy cơ thành cơ hội. Thỉnh thoảng, tôi vẫn nghe mọi người nói rằng: biết đâu cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ là cơ hội của Việt Nam. Cho nên, giới kinh doanh nên suy nghĩ xem, cơ hội của mình ở đâu và như thế nào. Đây là lúc mà doanh nghiệp Việt Nam phải tính toán, đâu là lực lượng để phát triển nền kinh tế. Hiện tại, nền công nghiệp của chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào FDI”, ông Lịch nhấn mạnh.

Theo The Leader

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...