Từ 17/11, nhiều lĩnh vực cán bộ không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi giữ chức vụ

Thông tư số 60/2022/TT-BTC quy định 11 lĩnh vực cán bộ không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi giữ chức vụ, có hiệu lực từ ngày 17/11/2022.

Theo đó, những lĩnh vực cán bộ không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi giữ chức vụ được quy định cụ thể tại Điều 5 Thông tư 60/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định danh mục các lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ gồm:

Quản lý nhà nước về kế toán, kiểm toán; Quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán; Quản lý nhà nước về bảo hiểm; Quản lý nhà nước về hải quan; Quản lý nhà nước về giá; Quản lý nhà nước về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước; Quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp; Quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia; Quản lý vay nợ, trả nợ trong nước, ngoài nước của Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia và nguồn viện trợ quốc tế cho Việt Nam và nguồn cho vay, viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài; Quản lý nhà nước về ngân sách nhà nước; Quản lý nhà nước về tài sản công.

Cán bộ không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi giữ chức vụ
Cán bộ không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi giữ chức vụ

Trong khi đó, tại Điều 6 của Thông tư này quy định về thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý như sau:

Đối với các lĩnh vực Quản lý nhà nước về kế toán, kiểm toán; Quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán; Quản lý nhà nước về bảo hiểm; Quản lý nhà nước về hải quan; Quản lý nhà nước về giá; Quản lý nhà nước về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước; Quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp; Quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia; Quản lý vay nợ, trả nợ trong nước, ngoài nước của Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia và nguồn viện trợ quốc tế cho Việt Nam và nguồn cho vay, viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài, thời hạn quy định là sau 24 tháng kể từ ngày thôi giữ chức vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền, người có chức vụ, quyền hạn công tác trong lĩnh vực này có thể thành lập doanh nghiệp, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình quản lý.

Đối với các lĩnh vực khác như: Quản lý nhà nước về ngân sách nhà nước và Quản lý nhà nước về tài sản công. Thì pháp luật quy định người có chức vụ, quyền hạn công tác trong lĩnh vực này có thể thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình quản lý, sau 12 tháng kể từ ngày thôi giữ chức vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền, người có chức vụ, quyền hạn công tác trong lĩnh vực này có thể thành lập doanh nghiệp, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình quản lý.

Thông tư này cũng quy định rõ về hành vi vi phạm về lĩnh vực và thời hạn được phép thành lập doanh nghiệp, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ của người giữ chức vụ, quyền hạn là hành vi vi phạm pháp luật. Theo đó, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm