Cô Tô sẽ thí điểm triển khai trong khoảng vài tháng, sau đó sẽ tổng kết để tiến tới áp dụng chính thức quy định này bởi hiện nay tại huyện đảo các nhu yếu phẩm cơ bản đã được chuẩn bị đầy đủ để có thể đáp ứng nhu cầu của du khách.
Để triển khai có hiệu quả, huyện Cô Tô yêu cầu các hãng vận chuyển và công ty lữ hành hướng dẫn cho du khách ngay từ khi bán vé, và khi đến cầu cảng Vân Đồn để ra đảo Cô Tô thì sẽ yêu cầu mọi người để lại chai nhựa, túi nylon cùng những vật có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Đồng thời kêu gọi mỗi người dân trên đảo cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia, tổ chức các hoạt động chống rác thải nhựa bằng các hành động cụ thể, thiết thực.
Trong đó, thay đổi thói quen, nói không với các sản phẩm nhựa sử dụng một lần, túi nylon thông qua việc mua sắm, trong sinh hoạt, làm việc, lao động thường ngày. Sử dụng thay thế bằng các loại sản phẩm thân thiện với môi trường. Tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ môi trường tại nơi sinh sống.
Lãnh đạo huyện Cô Tô mong muốn mỗi người dân huyện đảo nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia, tổ chức các hoạt động chống rác thải nhựa bằng các hành động cụ thể. Như thay đổi thói quen, nói không với các sản phẩm nhựa sử dụng một lần, túi nilông thông qua việc mua sắm và trong sinh hoạt thường ngày.
Tích cực các hoạt động bảo vệ môi trường tại nơi sinh sống bằng những hành động nhỏ nhất như phân loại rác thải tại nguồn, tái chế, tái sử dụng chất thải. Lên án kịp thời những hành vi gây ô nhiễm môi trường biển, thói quen sử dụng lãng phí tài nguyên, năng lượng.