Từ 2025, TP.HCM thay mới 100% xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh

Theo Phó Giám đốc Sở GTVT TP.HCM Bùi Hoà An, từ năm 2030, tỷ lệ phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh tại TP. HCM đạt tối thiểu 50%; 100% xe taxi thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh.
Từ 2025, TP.HCM thay mới 100% xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh

Với diện tích hơn tích hơn 2.095km2, dân số trên 9 triệu người, TP.HCM đang là một đầu mối giao thông của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không.

Tuy nhiên, thực trạng của hệ thống hạ tầng giao thông thành phố đang có rất nhiều khó khăn như diện tích đất dành cho giao thông rất hạn chế (tổng diện tích mặt đường là 50,6 triệu m2, với tổng chiều dài tuyến đường là 4.608km. Mật độ đường giao thông đạt 2,26km/km2 và tỷ lệ đất dành cho giao thông đạt 12,76%).

Trong khi đó, theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2021 thành phố đang quản lý gần 8,5 triệu phương tiện, gồm gần 820.000 ô tô và hơn 7.6 triệu mô tô (trong giai đoạn từ 2015 - 2021 tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của xe ô tô là 6,65% và của xe mô tô là 1,84%).

Tỷ lệ xe mô tô 2 bánh cá nhân chiếm 83,95% đây là phương tiện chính trong dòng xe lưu thông tại thành phố; tỷ lệ xe ô tô chở người: 8,1%, xe ô tô tải: 4,17%, xe 3,4 bánh: 2,94%, xe sơ mi rơ móc/rơ móc: 0,66% và xe ô tô chuyên dụng/ô tô khác: 0,18%.

Về phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, hiện nay TP.HCM đang có 2.043 xe buýt tham gia hoạt động trên 127 tuyến, trong đó 1.547 xe buýt sử dụng nhiên liệu dầu diesel, và 496 xe buýt sử dụng nhiên liệu CNG (97 tuyến có trợ giá và 30 tuyến không có trợ giá).

Nhằm thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), và Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí cac-bon và khí mêtan của ngành giao thông vận tải đã được Chính phủ phê duyệt, Phó Giám đốc Sở GTVT TP. HCM Bùi Hoà An cho biết thành phố đang phối hợp với Tổ chức hợp tác phát triển Đức (GIZ) xây dựng Kế hoạch hành động giao thông vận tải bằng phương tiện giao thông điện cho thành phố.

Mục tiêu cụ thể của kế hoạch, giảm 10% phát thải vào năm 2030 và tiến tới nền kinh tế cacbon thấp, phát triển bền vững trong đó có giải pháp khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch trong giao thông vận tải.

Ngày 17/10/2020, UBND Thành phố đã phê duyệt Quyết định số 3998/QĐ-UBND trong đó có giải pháp: “Xây dựng và triển khai kế hoạch đầu tư phương tiện xe buýt theo từng giai đoạn, phù hợp với hạ tầng cung ứng nhiên liệu và ưu tiên phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch và thân thiện với môi trường, thời gian triển khai từ năm 2021 - 2030.”

Theo đó, TP.HCM đang nghiên cứu các giải pháp thay thế nhiên liệu sạch cho các phương tiện giao thông và nghiên cứu thí điểm xây dựng hệ thống trạm sạc cho các phương tiện giao thông sử dụng điện.

Tuy nhiên, do việc thúc đẩy phát triển phương tiện giao thông điện tại TP.HCM đang trong quá trình xây dựng Kế hoạch hành động, nên tại thời điểm hiện tại Thành phố chưa đề ra mục tiêu cụ thể nào liên quan đến phát triển phương tiện giao thông điện.

Phó Giám đốc Sở GTVT TP.HCM Bùi Hoà An
Phó Giám đốc Sở GTVT TP.HCM Bùi Hoà An

Về chiến lược lâu dài của Thành phố liên quan đến việc phát triển phương tiện giao thông sử dụng điện, Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết, phải xây dựng hoàn thiện kế hoạch và đề ra lộ trình phát triển xe điện cho thành phố để thống nhất trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo; kế hoạch phải đảm bảo tính khoa học, phù hợp với mục tiêu và lộ trình chuyển đổi theo Quyết định số 876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí cac-bon và khí mêtan của ngành giao thông vận tải.

Trong đó tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như: Xây dựng hoàn thiện cơ chế, chính sách để đảm bảo hiệu quả trong quá trình thực thi, thu hút nhà đầu tư và doanh nghiệp tham gia các lĩnh vực phát triển giao thông điện; hỗ trợ khuyến khích người dân thực hiện chuyển đổi sử dụng phương tiện giao thông điện; Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đáp ứng lộ trình chuyển đổi sử dụng phương tiện giao thông điện; Thực hiện các giải pháp kiểm soát sử dụng phương tiện giao thông cơ giới cá nhân:

Ngoài các nhiệm vụ, giải pháp nêu trên thành phố sẽ triển khai đồng bộ các nhiệm vụ liên quan đến công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về tác động ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường; Khuyến khích trong việc tham gia giao thông công cộng và thực hiện chuyển đổi sang sử dụng phương tiện giao thông điện; Tăng cường hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ, nghiên cứu sử dụng các công nghệ hiện đại trong quá trình chuyển đổi sử dụng xe điện đặc biệt về việc sử dụng, tái chế và xử lý ắc quy thải ra.

Xem thêm

Hà Nội: Lên kế hoạch thay thế 100% xe bus bằng xe điện

Hà Nội: Lên kế hoạch thay thế 100% xe bus bằng xe điện

UBND TP Hà Nội đang giao Sở GTVT Hà Nội cùng phối hợp với các đơn vị xây dựng mục tiêu, lộ trình thực hiện Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí methane (khí mê-tan) của ngành GTVT.
Việt Nam sắp có thêm một nhà máy lắp ráp ô tô, xe điện

Việt Nam sắp có thêm một nhà máy lắp ráp ô tô, xe điện

Mới đây, tập đoàn đa ngành Geleximco đã ký kết thỏa thuận thuê lại khoảng 50 ha mặt bằng tại Khu công nghiệp Tiền Hải (Thái Bình) để xây dựng nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô chạy nhiên liệu hóa thạch nhưng sẽ hướng đến các loại xe điện, xe pin nhiên liệu, phụ tùng...

Có thể bạn quan tâm