Tỷ giá ngoại tệ ngày 6/3: Đồng USD tăng vọt phiên cuối tuần

Chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) hiện ở mức 98,51.
Tỷ giá ngoại tệ ngày 6/3: Đồng USD tăng vọt phiên cuối tuần

Tỷ giá ngoại tệ thế giới

Chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) hiện ở mức 98,51. Đồng USD trong tuần qua đã chốt phiên ở mức tăng 1,96%, mức cao nhất kể từ tháng 7/2020.

Trong khi đó, đồng euro đã phải trải quan một tuần giao dịch tồi tệ nhất kể từ tháng 5-2020, trong bối cảnh căng thẳng Ukraine làm dấy lên lo ngại về tình trạng thiếu năng lượng trầm trọng khiến giá dầu tăng mạnh, nhu cầu tìm kiếm các tàn sản trú ẩn an toàn hơn như đồng USD tăng cao. Đồng thời, điều này cũng tác động đến kỳ vọng tăng trưởng của châu Âu.

Tuần vừa qua, sự kiện Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine tiếp tục chi phối mạnh mẽ tới thị trường tài chính nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng. Đồng bạc xanh đã chứng kiến mức tăng vọt trong phiên giao dịch ngày 4/3, ngay sau khi Mỹ công bố dữ liệu việc làm đạt 678.000 vào tháng trước, cao hơn so với ước tính trung bình là 423.000.

Trước đó, đồng bạc xanh cũng được hỗ trợ bởi thông tin về việc Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell tuyên bố ủng hộ mức tăng 25 điểm cơ bản tại cuộc họp của ngân hàng trung ương vào cuối tháng này nhằm kiềm chế tình trạng lạm phát gia tăng.

Trong khi đó, đồng euro đã phải trải quan một tuần giao dịch tồi tệ nhất kể từ tháng 5-2020, trong bối cảnh căng thẳng Ukraine làm dấy lên lo ngại về tình trạng thiếu năng lượng trầm trọng khiến giá dầu tăng mạnh, nhu cầu tìm kiếm các tàn sản trú ẩn an toàn hơn như đồng USD tăng cao. Đồng thời, điều này cũng tác động đến kỳ vọng tăng trưởng của châu Âu.

Ở một diễn biến khác, việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine đã vấp phải một loạt lệnh trừng phạt của các quốc gia phương Tây, trong đó có động thái loại một số ngân hàng của Nga khỏi hệ thống SWIFT. Vì vậy, việc loại Nga khỏi hệ thống SWIFT sẽ cô lập Nga về mặt tài chính với thế giới và có thể làm tê liệt nền kinh tế của nước này. Điều đó đã khiến đồng rúp của Nga trải qua một tuần không mấy thuận lợi khi liên tục sụt giá và đã chạm mức thấp nhất mọi thời đại. Ngân hàng Trung ương Nga hiện có hơn 640 tỷ USD dự trữ ngoại tệ, với phần lớn được giữ ở nước ngoài.

Tỷ giá ngoại tệ trong nước

Trên thị trường trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng mạnh ở mức: 23.151 đồng.

Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào bán ra giữ nguyên ở mức: 22.550 đồng - 23.050 đồng.

Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra như sau:

Vietcombank: 22.700 đồng - 22.980 đồng

VietinBank: 22.610 đồng - 23.050 đồng

Tỷ giá Euro tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào - bán ra tiếp tục giảm ở mức: 24.728 đồng - 26.258 đồng.

Tỷ giá Euro tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra như sau:

Vietcombank: 24.819 đồng - 25.948 đồng

VietinBank: 24.076 đồng - 25.384 đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...