Nhóm cổ phiếu ngân hàng tuần qua chìm trong sắc đỏ

Nhóm cổ phiếu ngân hàng trong tuần qua (28/2 - 4/3) có 24/27 mã niêm yết và giao dịch trên UPCoM giảm giá.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng tuần qua chìm trong sắc đỏ

Trong đó, có cổ phiếu EIB là mã giảm sâu nhất (-9,7%) với 5 phiên trong tuần liên tiếp giảm. Với giá 31.500 đồng/cổ phiếu đóng cửa phiên 4/3, cổ phiếu này đã giảm hơn 16,4% kể từ đỉnh hồi đầu tháng 2 tới nay.

Bên cạnh đó, áp lực điều chỉnh đáng kể còn xuất hiện tại mã PGB (-6%), khi cổ phiếu này đã có nhiều tuần tăng liên tiếp kể từ giữa tháng 1 tới nay.

Không ngoài ngoại lệ, các cổ phiếu ngân hàng có vốn hóa lớn cũng chìm trong sắc đỏ tuần qua, song mức giảm được phân hóa rõ rệt. Theo đó, MBB, CTG, STB, HDB hay BID ghi nhận mức giảm từ 2,8 – 3,5%; các mã khác như ACB, VCB hay VPB lại giảm chưa tới 0,5%.

Ở chiều ngươc lại, chỉ có hai mã giữ được sắc xanh trong tuần qua là SSB (+4,7%) và KLB (+1,5%). Trong đó, cổ phiếu SSB diễn biến tích cực với 4 phiên tăng giá, sau những thông tin về việc chuyển nhượng lượng lớn cổ phiếu từ các lãnh đạo cấp cao.

Thanh khoản của nhóm ngân hàng trong tuần qua có sự tăng nhẹ so với tuần trước đó, khi lượng lớn giao dịch được tập trung trong 3 ngày cuối tuần.

Cụ thể, tuần qua có tổng cộng gần 876 triệu cổ phiếu ngân hàng được trao tay giữa các nhà đầu tư, tang 1,6% so với tuần trước. Giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 29.073 tỷ đồng, tăng 0,6%.

Trong đó, VPB tiếp tục là mã dẫn đầu về thanh khoản với khối lượng giao dịch đạt hơn 152,6 triệu đơn vị. Hai mã còn lại có thanh khoản đạt trên 100 triệu đơn vị trong tuần qua còn có MBB (130,5 triệu cp) và STB (113,7 triệu cp).

Các mã khác như LPB, SHB, CTG, TCB, … bị bỏ xa đằng sau với khối lượng giao dịch dao động từ 45 - 57 triệu đơn vị.

Xét về giá trị giao dịch, cổ phiếu VPB cũng đứng đầu với hơn 5.763 tỷ đồng, tách biệt hẳn với mức 4.317 tỷ đồng của MBB. Tiếp sau lần lượt là STB với hơn 3.650 tỷ đồng, TCB với 2.434 tỷ đồng, CTG với 1.772 tỷ đồng, …

Dòng tiền ngoại có xu hướng phân hóa trong tuần qua khi rút khỏi vào các mã như CTG (bán ròng 290 tỷ đồng), HDB (bán ròng 275 tỷ đồng), … trong khi vẫn tiếp tục gom VPB (mua ròng 839 tỷ đồng) và STB (mua ròng 97 tỷ đồng).

Riêng trong phiên cuối tuần, VPB được các nhà đầu tư nước ngoài mua vào với quy mô hơn 891 tỷ đồng, tương đương 23,3 triệu đơn vị. Hoạt động mua diễn ra ngay sau khi VPBank nâng room ngoại lên 17,5%.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall đều ghi điểm nhờ sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ và các nhà đầu tư háo hức chờ đợi báo cáo tài chính từ Nvidia. Trong khi đó, cổ phiếu Walmart cũng tăng mạnh sau khi nhà bán lẻ nâng dự báo doanh thu hàng năm…

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...