Tỷ giá USD ngày 4/3: Duy trì đà tăng khi Chủ tịch Fed phát tín hiệu tăng lãi suất

Tỷ giá USD có xu hướng tăng trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sớm tăng lãi suất và cuộc chiến ở Ukraine tiếp tục gây ra những bất ổn tại của châu Âu .
Tỷ giá USD ngày 4/3: Duy trì đà tăng khi Chủ tịch Fed phát tín hiệu tăng lãi suất

Tỷ giá ngoại tệ thế giới

USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác, tăng 0,33% lên 97,740 ghi nhận lúc 06h50 (giờ Việt Nam).

Tỷ giá euro so với USD tăng 0,02% lên 1,1065. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD tăng 0,01% lên 1,3348.

Tỷ giá USD so với yen Nhật tăng 0,03% lên 115,50.

Theo Investing, tỷ giá USD tiếp tục đi lên, trong khi đồng euro giao dịch gần mức thấp nhất trong 21 tháng với bối cảnh cuộc chiến ở Ukraine có khả năng ảnh hưởng đến tăng trưởng của châu Âu và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất.

Trong ngày đầu tiên của phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ, Chủ tịch Fed Jerome Powell đã tuyên bố ủng hộ việc tăng lãi suất lên 25 điểm cơ bản tại cuộc họp tiếp theo của ngân hàng trung ương vào cuối tháng này, ưu tiên chống lạm phát hơn rủi ro từ cuộc xâm lược Ukraine của Nga.

Nhận xét của ông Powel chỉ ra khả năng Fed sẽ dẫn trước Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ.

Bên cạnh đó, các nhà phân tích của ING nhận định cuộc chiến của Tổng thống Nga Vadimir Putin rõ ràng sẽ khiến châu Âu phải trả giá nặng nề hơn nhiều so với Mỹ. Dữ liệu từ Eurostat cho thấy lạm phát khu vực đồng tiền chung châu Âu đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục vào tháng 2, leo lên mức 5,8% hàng năm từ mức 5,1% của tháng trước. Những con số này cho thấy tình thế tiến thoái lưỡng nan đối với ECB vì lo ngại cuộc chiến Ukraine sẽ kìm hãm tăng trưởng trong khu vực nhưng lại khiến lạm phát thậm chí cao hơn do gián đoạn nguồn cung.

Thứ Tư (2/3), Nhà kinh tế trưởng Philip Lane của ECB thông tin rằng cơ quan này đang theo dõi chặt chẽ hậu quả kinh tế của cuộc chiến ở Ukraine và sẽ thực hiện những hành động cần thiết để hỗ trợ sự phục hồi của khu vực.

Ở một diễn biến khác, đồng rouble của Nga đang tiếp tục lao dốc khi người dân Nga cố gắng bỏ tiền tệ, buộc ngân hàng trung ương của nước này áp đặt mức phí 30% đối với các giao dịch mua ngoại tệ của các cá nhân trên các sàn giao dịch. Tỷ giá USD so với đồng rouble tăng 3,8% lên mức 110.0261, gần mức đỉnh mới.

Tỷ giá đồng đô la Úc so với đồng bạc xanh tăng 0,3% lên 0,7319, mức cao nhất trong 7 tuần trở lại đây với việc nền kinh tế Úc được hưởng lợi khi giá hàng hóa xuất khẩu của nước này tăng cao.

Trong khi đó, tỷ giá USD so với đô la Canada giảm 0,1% xuống 1,2614 sau khi Ngân hàng Canada tăng lãi suất chuẩn lên 0,5% từ mức thấp kỷ lục 0,25%. Đây là đợt nâng lãi suất lần đầu tiên kể từ tháng 10/2018 và nhiều khả năng động thái này sẽ tiếp diễn để giải quyết vấn đề lạm phát.

Tỷ giá ngoại tệ trong nước

Trên thị trường trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm nhẹ ở mức: 23.133 đồng.

Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào bán ra giữ nguyên ở mức: 22.550 đồng - 23.050 đồng.

Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra như sau:

Vietcombank: 22.700 đồng - 22.980 đồng

VietinBank: 22.620 đồng - 23.060 đồng

Tỷ giá Euro tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào - bán ra ở mức: 24.966 đồng - 26.510 đồng.

Tỷ giá Euro tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra như sau:

Vietcombank: 24.959 đồng - 26.094 đồng

VietinBank: 24.482 đồng - 25.772 đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...