Uber dọa kiện Cục Thuế TPHCM vì bị truy thu thêm gần 67 tỷ đồng

Phản ứng trước việc Tổng cục thuế truy thu thêm 66,68 tỷ đồng tiền thuế, Uber B.V khẳng định đã thực hiện đúng nghĩa vụ thuế theo Công văn số 11828/BTC-CST của Bộ Tài chính vào tháng 8/2016, do đó sẽ
Uber dọa kiện Cục Thuế TPHCM vì bị truy thu thêm gần 67 tỷ đồng

Giữa tháng 9/2017, Cục Thuế TP.HCM sau khi tiến hành thanh tra Công ty TNHH Uber B.V (Hà Lan) đã ra quyết định phạt tiền Uber về hành vi kê khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp gần 10,3 tỷ đồng, đồng thời truy thu thuế với số tiền gần 51,48 tỷ đồng và yêu cầu Uber phải nộp thêm số tiền chậm nộp tính đến ngày 31/8/2017 là hơn 4,9 tỷ đồng. Như vậy tổng cộng Uber B.V phải nộp số tiền truy thu, phạt và tiền chậm nộp là hơn 66,68 tỷ đồng.

Tuy nhiên, Uber vẫn đồng ý đóng số tiền thuế truy thu thêm.

Tuy nhiên, phía Uber lại cho biết, sau khi nhận được Công văn số 11828/BTC-CST của Bộ Tài chính vào tháng 8/2016, công ty này đã tiến hành để thực thi đúng nội dung công văn cung cấp, và khẳng định "Uber đã thực hiện nghĩa vụ thuế của mình và đối tác một cách đầy đủ và chính xác".

Theo Uber B.V, công văn 1882/TCT-CS 2016 của Tổng cục Thuế yêu cầu "công ty này chỉ kê khai nộp thuế tại thời điểm sau khi có công văn hướng dẫn", còn Bộ Tài chính lại cho rằng Công văn 1882 chỉ có tính chất hướng dẫn chính sách thuế chứ không phải thời hiệu thi hành.

Đồng thời, Uber còn muốn cơ quan thuế bỏ khoản thuế thu nhập doanh nghiệp với nhà thầu nước ngoài vì khi áp dụng hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì họ đề nghị không nộp ở Việt Nam.

Do đó, Uber đã kiến nghị lên Bộ Tài chính các vấn đề trên và liên tục trì hoãn đóng số tiền truy thu này vì lý do chờ cuộc làm việc với Tổng cục Thuế và Bộ Tài chính.

Tuy nhiên,Bộ Tài chính đã bác khiếu nại của Uber B.V Hà Lan về quyết định truy thu 66,68 tỷ đồng thuế của Cục Thuế TP.HCM.

Sau khi Bộ Tài chính có quyết định này, Uber B.V đã gửi văn bản đến Cục thuế TP. HCM đồng ý nộp 66,68 tỉ đồng bị truy thu nhưng có thể sẽ khởi kiện vụ án ra tòa, bà Lê Thị Thu Hương, Phó cục trưởng Cục Thuế TP.HCM cho hay.

"Quan điểm của Cục Thuế TP.HCM đã rõ, chúng tôi truy thu thuế là đúng, còn việc Uber kiện ra tòa hay không thì quyền của họ nhưng điều đó cũng không thay đổi được việc truy thu thuế", bà Hương nói thêm.

Ở một diễn biến liên quan, tòa án cấp cao nhất của Liên minh châu Âu (EU) ngày 20/12 ra phán quyết mang tính cột mốc khi khẳng đinh Uber là một dịch vụ vận tải và chịu sự điều tiết như các hãng taxi khác, không phải là công ty công nghệ gọi xe qua ứng dụng.

Tại Việt Nam, việc gọi Uber là taxi hay doanh nghiệp công nghệ vẫn chưa ngã ngũ, ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, cho rằng Uber cũng như Grab phải được quản lý như taxi vì loại hình này có bản chất hoạt động tương tự taxi.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến lại cho rằng Uber, Grab chỉ là một ứng dụng gọi xe, một mô hình kinh doanh mới và rất khó để phân biệt.

Về phía Bộ Giao thông Vận tải, đơn vị này cho biết sẽ tham mưu cho Chính phủ theo hướng tạo môi trường kinh doanh vận tải có điều kiện và các đơn vị tham gia phải tuân thủ các điều kiện này.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...