UBKCNN vào cuộc vụ cổ phiếu FTM

Theo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, cơ quan quản lý đã nắm được thông tin liên quan đến diễn biến sập sàn của cổ phiếu FTM.
UBKCNN vào cuộc vụ cổ phiếu FTM

Hiện tại, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh (HoSE) và các đơn vị chức năng liên quan đang tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật để xác minh, làm rõ thông tin. Do sự việc mới đang trong quá trình triển khai nên chưa có thông tin chi tiết, cụ thể, nên khi có thông tin chính xác sẽ cung cấp kịp thời, đầy đủ tới các cơ quan thông tấn, báo chí theo quy định.

Đây là sự việc nhận được sự quan tâm của thị trường và dư luận, do đó, lãnh đạo UBCKNNđã quán triệt tinh thần với các đơn vị chuyên môn là tiến hành một cách nghiêm túc, cẩn trong, tuân thủ các quy định pháp luật và xử lý nghiêm nếu phát hiện các sai phạm. UBCKNN rất mong muốn nhận được sự phối hợp của các cơ quan thông tấn, báo chí để truyền thông chính xác, kịp thời, minh bạch tới nhà đầu tư và thị trường.

Như thuonggiaonline.vn đã đưa tin, cổ phiếu FTMcủa CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân (Fortex) đã liên tiếp giảm sàn tới 25 phiên. Tính đến phiên sáng ngày 20/9, cổ phiếu FTM tiếp tục giảm sàn xuống còn 3.710 đồng/cp, với dư bán sàn lên đến gần 6 triệu đơn vị (tính đến 10h35 phút) việc hứa hẹn phiên giảm sàn thứ 26 là điều hoàn toàn xảy ra và là phiên giảm thứ 29 liên tiếp.

Chuỗi giảm của FTM diễn ra từ ngày 12/8 đến nay từ mức giá 24.200 đồng/cp , tương ứng đánh mất hơn 84,4% giá trị. Đáng nói là thanh khoản tại mã này rất yếu, trong vòng 1 tháng qua, khối lượng giao dịch bình quân chỉ đạt hơn 72.000 đơn vị/phiên và có phiên chỉ có 60 cổ phiếu được giao dịch (phiên 4/9).

Diễn biến này đã khiến dư luận đặt ra nghi vấn cổ phiếu FTM bị làm giá. Bởi trước đó, ngày 4/9, đại diện của 11 công ty chứng khoán và 1 ngân hàng bị thiệt hại liên quan đến cổ phiếu FTM đã họp và đưa ra nhận định này.

Theo đó, cổ phiếu FTM có dấu hiệu thao túng giá bởi cổ đông lớn Lê Mạnh Thường (Cựu Chủ tịch HĐQT Fortex đã từ nhiệm hồi tháng 4/2019).

Tình hình tại FTM ngày càng thêm rối ren khi Chủ tịch HĐQT Nguyễn Hoàng Giang - người thay thế ông Lê Mạnh Thường đã từ nhiệm chức vụ Chủ tịch ngày 16/9 vừa qua.

Trong bối cảnh đó, những chủ nợ lớn của Fortex khó lòng yên tâm với khoản cho vay hàng trăm tỷ đồng của mình. Hiện, 2 chủ nợ lớn nhất của FTM là BIDV – chi nhánh Bắc Hà Nội (386,5 tỷ đồng) và VDB Thái Bình (304,2 tỷ đồng).

 >> Cổ phiếu FTM giảm sốc, ông Nguyễn Hoàng Giang từ nhiệm Chủ tịch HĐQT

Có thể bạn quan tâm

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Nhà đầu tư chỉ nên duy trì danh mục đối với những cổ phiếu xác nhận hỗ trợ thuyết phục, giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc vẫn tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định. Đồng thời, có thể cân nhắc giải ngân thêm khi thị trường có nhịp rung lắc ở những cổ phiếu này...

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Trong 9 tháng đầu năm 2024, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 99.767 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.881 tỷ đồng, gấp hơn 37 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành gần 80% mục tiêu doanh thu và vượt 20% kế hoạch lợi nhuận cả năm mà công ty đề ra...

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq lập kỷ lục mới trong phiên 29/10 khi các nhà đầu tư đánh giá hàng loạt báo cáo lợi nhuận và chờ đợi kết quả từ Alphabet được công bố sau giờ đóng cửa…

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nhà đầu tư nên theo sát diễn biến tỷ giá, giá dầu và các thị trường thế giới để chờ đợi các tín hiệu xác nhận xu hướng hồi phục rõ ràng hơn. Đồng thời, tập trung nắm giữ các cổ phiếu dài hạn và chuẩn bị sẵn lượng tiền mặt để giải ngân khi các cổ phiếu này về định giá hấp dẫn...

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất hiện đang cho thấy sự phân hóa rõ rệt, khi các doanh nghiệp nhỏ hơn như Hóa chất Cơ bản Miền Nam và Hóa chất Việt Trì đang tận dụng đà tăng trưởng của thị trường để bứt phá, trong khi "ông lớn" Tập đoàn Hóa chất Đức Giang lại gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận...