Cập nhật dịch Covid-19: Đông Nam Á sẽ là điểm nóng lây lan tiếp theo của đại dịch?

Số ca nhiễm Covid-19 tại Đông Nam Á đang có dấu hiệu tăng nhanh trong các tuần gần đây kèm theo là những lo ngại về việc khu vực này có thể trở thành điểm nóng lây lan dịch bệnh tiếp theo.
Cập nhật dịch Covid-19: Đông Nam Á sẽ là điểm nóng lây lan tiếp theo của đại dịch?

Toàn cầu: 2,39 triệu người nhiễm Covid-19, 164.000 người tử vong

Tổng số ca nhiễm bệnh trên toàn thế giới đã tăng lên 2.394.291 và ít nhất 164.938 người tử vong vì dịch bệnh Covid-19, theo số liệu mới nhất từ ĐH Johns Hopkins. 

Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Ý, Pháp và Đức là những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh. Hoa Kỳ đã báo cáo 755.533 trường hợp; Tây Ban Nha, Ý, Pháp và Đức ghi nhận trong khoảng 145.000 trường hợp mỗi nước. Các ca nhiễm bệnh tại Anh Quốc đã tăng lên 121.000 người và hơn 16.000 bệnh nhân tử vong. Ấn Độ, trong thời gian phong toả toàn quốc kéo dài đến hết 3/5, đã ghi nhận 17.600 ca bệnh và 599 người tử vong. 

Châu Âu: Hơn 1 triệu ca nhiễm bệnh

Trung tâm phòng chống dịch bệnh châu Âu cho biết, đã có hơn 1 triệu trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận tại châu Âu tính đến 19/4. Trong đó, Tây Ban Nha là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. 

Số người tử vong vì đại dịch tại châu Âu đã vượt quá 100.000 sau khi Anh Quốc báo cáo thêm 596 trường hợp tử vong tính đến 5 giờ chiều địa phương ngày 18/4. 

Đông Nam Á: Có thể là điểm nóng tiếp theo của dịch bệnh

Số ca nhiễm Covid-19 tại Đông Nam Á có dấu hiệu tăng nhanh trong những tuần gần đây.

Theo dữ liệu từ ĐH Johns Hopkins, toàn bộ Đông Nam Á đã báo hơn 28.000 trường hợp tính đến Chủ Nhật (19/4). Trong đó, Indonesia, Malaysia và Singapore chiếm 87,9% tổng số ca nhiễm được ghi nhận tại Đông Nam Á. 

Nhiều chuyên gia y tế lo ngại rằng, nghiên cứu cho thấy có thể có tới 10.000 ca nhiễm bệnh chưa được phát hiện do tỷ lệt xét nghiệm còn thấp ở các quốc gia như Indonesia và Philippines.

Số liệu gia tăng các trường hợp nhiễm Covid-19 tại một số quốc gia Đông Nam Á kể từ đầu tháng 4 cho đến nay.
Số liệu gia tăng các trường hợp nhiễm Covid-19 tại một số quốc gia Đông Nam Á kể từ đầu tháng 4 cho đến nay.

Singapore: 596 ca nhiễm mới, nâng tổng số lên 6000 người

Singapore đã báo cáo 596 trường hợp nhiễm Covid-19 mới tính đến ngày 19/4. Hầu hết các ca bệnh đều có liên quan tới các cụm dịch lớn - là những khu ký túc xá có công nhân nước ngoài, điển hình là nam giới. 

Tổng số các ca nhiễm bệnh tại Singapore hiện đã ở mức 6.588 trường hợp, trong đó 11 bệnh nhân đã tử vong  - cho thấy sự gia tăng đột biến kể từ những bệnh nhân đầu tiên hồi đầu tháng 3. 

Đã có 768 người phục hồi và được xuất viện, Bộ Y tế Singapore cho biết.

Hầu hết các dịch vụ, khu vực không thiết yếu đã tạm thời đóng cửa và người dân được yêu cầu tự giác cách ly tại nhà.

Hàn Quốc: Ghi nhận ít hơn 20 trường hợp trong ngày thứ 3 liên tiếp

Hàn Quốc vào hôm nay (20/4) đã báo cáo 13 trường hợp nhiễm Covid-19 mới - là ngày thứ 3 liên tiếp quốc gia này có ít hơn 20 ca nhiễm bệnh. 

Hàn Quốc là một trong những quốc gia châu Á chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì đại dịch, nhưng đã được khen ngợi vì nỗ lực giảm thiểu sự lây nhiễm bằng những xét nghiệm sâu rộng và áp dụng biện pháp cách ly nghiêm ngặt. 

Trung Quốc: 12 ca nhiễm bệnh mới, không có thêm trường hợp tử vong

Uỷ ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết, có 12 trường hợp nhiễm bệnh mới được ghi nhận, trong đó 8 trường hợp được cho là khách du lịch từ nước ngoài. Không có thêm bệnh nhân tử vong mới nào được báo cáo, nhưng phát hiện 49 trường hợp nhiễm bệnh không triệu chứng - là khi một người có kết quả dương tính với Covid-19 nhưng không cho thấy bất kỳ triệu chứng thông thường nào có liên quan đến dịch bệnh.

Đã có ít nhất 82.737 trường hợp nhiễm bệnh được ghi nhận tại Trung Quốc đại lục kể từ khi đại dịch bùng phát lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán vào cuối năm ngoái. 

Báo cáo về số người tử vong của Trung Quốc đã được tăng lên vào tuần trước, sau khi Vũ Hán - tâm chấn của dịch bệnh - sửa đổi dữ liệu, tăng thêm 30% so với con số 4.632 trước đó. 

Nguồn: CNBC

Xem thêm

Người Hà Nội đang quá chủ quan với Covid-19?

Người Hà Nội đang quá chủ quan với Covid-19?

Mặc dù được khuyến cáo, yêu cầu không được tụ tập đông người để phòng dịch nhưng có vẻ một bộ phận người dân tại Hà Nội đã cảm thấy quá bí bách và ngày càng chủ quan với dịch bệnh.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…