Ứng dụng công nghệ đấu tranh với tội phạm thương mại điện tử

Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm thương mại điện tử.

Theo đó, Bộ Tài chính sẽ xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu dùng chung về thương mại điện tử (TMĐT) giữa các lực lượng thực thi pháp luật.

Bộ Tài chính cho rằng, kinh tế số Việt Nam phát triển nhanh chóng cả trên nền tảng cũng như thị trường kinh doanh, những ứng dụng của công nghệ số xuất hiện mọi lúc mọi nơi trong đời sống xã hội như các trang TMĐT, quảng cáo trực tuyến, các ứng dụng hỗ trợ dịch vụ vận chuyển, giao nhận và các hình thức xuyên biên giới trong lĩnh vực thương mại điện tử, cung cấp dịch vụ trực tuyến trên nền tảng số của các nhà cung cấp trong nước và nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở kinh doanh cố định tại Việt Nam...

Ứng dụng công nghệ đấu tranh với tội phạm thương mại điện tử
Ứng dụng công nghệ đấu tranh với tội phạm thương mại điện tử

Chính sự phát triển nhanh chóng, bùng nổ về số lượng tổ chức, cá nhân sử dụng các trang TMĐT để cung cấp hàng hóa, dịch vụ đến người tiêu dùng đã đặt ra thách thức trong công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT.

Để giải quyết những vấn đề phát sinh này, Bộ Tài chính đã xây dựng dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh kết nối chia sẻ dữ liệu để phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, đảm bảo an ninh tiền tệ và đang lấy ý kiến các bộ, ngành.

Trong dự thảo Bộ Tài chính đã đề ra nhiệm vụ cụ thể của các bộ, ngành; cụ thể Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành trong việc hoàn thiện sửa đổi chính sách pháp luật có liên quan để phục vụ phát triển TMĐT, chống thất thu thuế, trong đó tăng cường chế tài xử lý vi phạm đối với hành vi không cung cấp thông tin làm ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế, hải quan.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp kết nối, chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành và cơ quan liên quan để tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, hoạt động cung cấp, sản phẩm, dịch vụ số xuyên biên giới...

Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý thuế với thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số để áp dụng quản lý thuế theo rủi ro trên cơ sở dữ liệu lớn.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...