Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm miền núi qua thương mại điện tử

Những năm gần đây nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi qua thương mại điện tử.

Tại Tọa đàm “Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi qua thương mại điện tử” do Tạp chí Công Thương tổ chức ngày 23/11, ông Nguyễn Bình Minh - Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) – cho biết, hiện nay, thương mại điện tử tại Việt Nam đang bùng nổ rất mạnh, hầu hết các sàn thương mại điện tử của Việt Nam đều nằm trong top 10 sàn lớn nhất của khu vực Đông Nam Á. Đây là cơ hội thuận lợi cho bà con nông dân được tiếp cận, đưa sản phẩm của các vùng miền đặc trưng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số lên sàn thương mại điện tử.

Bên cạnh đó, các cơ quan Nhà nước, cũng như các Hiệp hội ngành nghề, địa phương đã hỗ trợ bà con rất nhiều trong việc tham gia các sàn quốc tế, như Alibaba hay Amazon, hoặc các sàn của Việt Nam mà có tham vọng mở rộng ra quốc tế, như Voso của Viettel, Vietnam Post.

Bắc Giang đã hỗ trợ nhiều chính sách để xây dựng phát triển thương hiệu
Bắc Giang đã hỗ trợ nhiều chính sách để xây dựng phát triển thương hiệu

Là một trong những địa phương khá thành công trong việc đưa các sản phẩm hàng hóa địa phương tiêu thụ thông qua các kênh thương mại điện tử, ông Phạm Công Toản - Phó Giám đốc Sở Công Thương Bắc Giang – chia sẻ, trong những năm qua, tỉnh Bắc Giang đã hỗ trợ nhiều chính sách để xây dựng phát triển thương hiệu và tạo ra những sản phẩm mang nét đặc trưng riêng, với những lợi thế cạnh tranh riêng.

Hiện nay, tỉnh có 54 sản phẩm chủ lực đặc trưng, vừa là sản phẩm chủ lực, vừa là sản phẩm đặc trưng, vừa là sản phẩm tiềm năng và có 180 sản phẩm OCOP. Các sản phẩm của Bắc Giang đều được áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất như là Global GAP, Việt GAP và các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến.

Trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp, hợp tác xã, các hộ sản xuất ở Bắc Giang đã triển khai ứng dụng thương mại điện tử, đặc biệt trong năm 2021 đã mang lại một hiệu quả rất cao.

“Năm 2022, tỉnh Bắc Giang phối hợp các sàn thương mại điện tử đã hỗ trợ 40 hợp tác xã và doanh nghiệp để mở các gian hàng trên các sàn thương mại điện tử và tổ chức hướng dẫn bà con ngay tại vườn cách làm hình ảnh, tiếp nhận đơn hàng chốt đơn hàng, cách đóng gói, quy trình vận chuyển hàng đến tay với người tiêu dùng” ông Phạm Công Toản cho biết.

Chia sẻ kinh nghiệm khi đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, ông Phạm Văn Dũng – Giám đốc Hợp tác xã Hồng Xuân – hợp tác xã đầu tiên của tỉnh Bắc Giang được chứng nhận GlobalGAP và vải thiều của hợp tác xã nằm trong những lô hàng đầu tiên được xuất khẩu sang nhiều nước khó tính như Hoa Kỳ, Nga - cho biết, trong thời gian dịch bệnh Covid-19, hợp tác xã đã cung cấp trên hệ thống sàn điện tử, như Cuccu.vn.

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm miền núi qua thương mại điện tử
Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm miền núi qua thương mại điện tử

Tuy nhiên, để đưa các mặt hàng lên các sàn thương mại điện tử phải có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận Việt GAP và Global GAP. Ngoài ra, chúng tôi phải nêu các nhật ký chăm sóc, tiến tới chuyển sang dần sang chăm sóc nhật ký điện tử.

Mặc dù có nhiều thuận lợi khi đưa các sản phẩm nông sản, đặc trưng của vùng miền, vùng dân tộc thiểu số, miền núi lên sàn thương mại điện tử, song theo ông Phạm Văn Dũng, hợp tác xã về nông nghiệp ở vùng cao khi tiếp cận với công nghệ vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Bởi họ chỉ sản xuất đơn thuần, quy trình up ảnh trên mạng vẫn còn lúng túng. Bên cạnh đó, số lượng đơn hàng đặt trên các sàn thương mại điện tử số lượng vẫn chưa nhiều; quy trình vận chuyển sản phẩm hoa quả tươi còn khó khăn; thiếu nguồn nhân lực để trực khi khách hàng online đặt hàng.

Do đó, để thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi qua thương mại điện tử, theo ông Phạm Quang Toản, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh cần phải làm bộ nhận diện thương hiệu và có sự tương tác giữa khách hàng và các đơn vị sản xuất. Chẳng hạn như Hợp tác xã Hồng Xuân cơ bản của người dân tộc nên các sản phẩm đều mang một hàm lượng văn hóa rất lớn.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam từ 6,7% lên 6,9%, đồng thời cho rằng GDP quý 4/2024 sẽ tăng 7,1%. Công ty chứng khoán này cũng đưa ra kịch bản lạc quan GDP của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 6,9% trong năm 2025...

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

TS Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD-HBA mong muốn các doanh nghiệp không chỉ phát huy bản lĩnh, tinh thần vượt khó của “những người lính thời bình”, nắm bắt công nghệ mới, không ngừng học hỏi để giúp phát triển doanh nghiệp bền vững, mà còn xây dựng thành công văn hoá kinh doanh trong doanh nghiệp...