Chính sách chưa hoàn thiện đang làm chậm sự phát triển của thương mại điện tử

Theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), trở ngại lớn nhất, quan trọng nhất đối với thương mại điện tử tại Việt Nam vẫn là môi trường chính sách pháp luật.
Chính sách chưa hoàn thiện đang làm chậm sự phát triển của thương mại điện tử

Bà Nguyễn Thị Minh Thảo, Trưởng Ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (CIEM) khẳng định như vậy và nhấn mạnh để thương mại điện tử phát triển bền vững, vấn đề hoàn thiện chính sách vấn cần được quan tâm.

Đồng quan điểm, ông Lê Đức Anh - Giám đốc Trung tâm tin học và công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công Thương cũng thừa nhận các chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử còn hạn chế.

Ông Nguyễn Thanh Hưng của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) còn cho rằng, ngoài các chính sách pháp luật, thương mại điện tử của Việt Nam còn đối mặt với những khó khăn như thanh toán trực tuyến, hoàn tất đơn hàng, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển nguồn nhân lực, chênh lệch khoảng cách tiếp cận thương mại điện tử giữa các địa phương.

Đặc biệt, giải pháp quan trọng đó là hạn chế sử dụng tiền mặt trong giao dịch điện tử để kích thích thương mại điện tử phát triển, muốn làm được như vậy, giảm chỉ số tiền mặt trên tổng số phương tiện thanh toán, vì hiện chỉ số này tại Việt Nam vẫn chiếm tới 11%.

Theo báo cáo của VECOM, thị trường thương mại điện tử của Việt Nam năm 2015 khoảng 4 tỷ USD, nhưng đến năm 2025, quy mô thị trường được dự báo lên tới 49 tỷ USD, thậm chí, Google còn dự báo, quy mô thị trường thương mại điện tử của Việt Nam trong năm 2025 lên tới 57 tỷ USD.

Xem thêm

Thương mại điện tử thiếu nhân lực

Thương mại điện tử thiếu nhân lực

Hiện mới có 30% nhân lực ngành thương mại điện tử trải qua đào tạo chính quy; 55% đến từ các ngành có liên quan gần (như kinh doanh, thương mại, công nghệ thông tin); 15% còn lại đến từ các ngành nghề khác

Có thể bạn quan tâm