Ứng phó khẩn cấp bão số 9 mạnh nhất từ đầu năm, có thể có sóng cao trên 10m

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết bão số 9 đang là cơn bão mạnh nhất kể từ đầu mùa, có những đợt sóng cao tới 10m ở Biển Đông và không loại trừ khả năng là cơn bão mạnh nhất trong mùa mưa bão năm nay.
Đường đi của bão số 9
Đường đi của bão số 9

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão số 9 (bão Molave) đã đi vào Biển Đông. Trung tâm dự báo đã xác định cấp độ rủi ro thiên tai với bão số 9 là cấp 4 trong 5 cấp phòng chống thiên tai.

Dự báo, ngày 28/10, bão số 9 mới vào sát bờ, nhưng từ đêm 27/10 đã có mưa to, gió giật. Vì vậy rất lưu ý về công tác phòng chống, chằng chống nhà cửa, lồng bè và di dân cần thực hiện sớm trong ngày 27/10.

Thủ tướng cũng đã có công điện yêu cầu các Bộ ngành, địa phương liên quan triển khai ứng phó khẩn cấp với bão số 9 này. Công điện nêu: Bão Molave đang hoạt động trên khu vực miền Trung của Philippin. 

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia, đây là cơn bão có cường độ rất mạnh, phạm vi ảnh hưởng rộng, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão khi ở trên biển có thể đạt tới cấp 12, 13, giật cấp 15, sóng biển cao từ 8- 10m; sau khi vào Biển Đông, bão sẽ di chuyển nhanh về phía vùng biển và đất liền nước ta.

Từ đêm mai (27/10), bão sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ven biển và đất liền các tỉnh khu vực Trung và Nam Trung Bộ, hoàn lưu bão gây mưa lớn trên diện rộng (khi đổ bộ vào đất liền mức độ tàn phá của cơn bão này có thể tương đương hoặc mạnh hơn bão số 12 năm 2017 đã đổ bộ vào các tỉnh từ Bình Định đến Ninh Thuận, gây thiệt hại nặng nề).

Để chủ động ứng phó với bão, hạn chế thiệt hại, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng và nhiệm vụ được giao chủ động tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó theo phương châm “bốn tại chỗ”, tập trung một số nhiệm vụ sau:

1. Tập trung bảo đảm an toàn cho người, phương tiện hoạt động trên biển, đảo, nhất là bảo đảm an toàn cho người, tàu thuyền, phương tiện hoạt động trên biển và tại nơi tránh trú; an toàn đối với các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí, hoạt động nuôi trồng thuỷ, hải sản và các hoạt động khác trên biển; rà soát phương án, chủ động sơ tán người, phương tiện tại các khu vực nguy hiểm trên biển, đảo vào đất liền. Tùy theo diễn biến của bão và tình hình cụ thể, các địa phương quyết định việc cấm biển.

2. Rà soát, chủ động triển khai công tác bảo đảm an toàn trên đất liền:

Rà soát, triển khai công tác đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân: sẵn sàng sơ tán người dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm, không bảo đảm an toàn trước khi bão ảnh hưởng trực tiếp; triển khai công tác bảo vệ nhà cửa, công trình, đê điều, hồ đập, bảo vệ cơ sở các sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sản xuất nông nghiệp; chủ động dự trữ lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu tại các khu vực có nguy cơ bị chia cắt kéo dài do mưa lũ; chủ động bố trí lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư tại những nơi xung yếu để sẵn sàng xử lý các tình huống khẩn cấp và ứng cứu, khắc phục kịp thời các sự cố.

3. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; thường xuyên cập nhật vùng nguy hiểm, kịp thời chỉ đạo, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp cụ thể ứng phó với bão, lũ; báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý những vấn đề vượt thẩm quyền.

4. Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị đóng trên địa bàn có nguy cơ ảnh hưởng của bão, lũ rà soát phương án, chủ động bố trí lực lượng, phương tiện, trang thiết bị tại các khu vực trọng điểm để sẵn sàng hỗ trợ địa phương sơ tán nhân dân, cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

5. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường công tác thông tin, truyền thông để người dân biết, chủ động phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại do bão, lũ.

Bão số 9 có nguy cơ gây hệ quả liên hoàn

Trung tâm dự báo đánh giá, bão số 9 có 3 đặc điểm cần phải đặc biệt lưu ý:

Thứ nhất, đây là cơn bão có tốc độ di chuyển rất nhanh.

Thứ hai, cơn bão này có cường độ rất mạnh.

Thứ ba, phạm vi ảnh hưởng diện rộng, hầu khắp Biển Đông sẽ chịu tác động vừa trực tiếp từ cơn bão, vừa kết hợp với không khí lạnh, gây gió mạnh. Với cường độ này, bão số 9 có thể gây ra những đợt sóng cao, cao nhất có thể tới 10m ở Biển Đông. 

Bão trên Biển Đông có thể tới cấp 13, giật trên cấp 15, toàn bộ vùng giữa Biển Đông bao gồm từ phía Bắc quần đảo Trường Sa đến phía Nam quần đảo Hoàng Sa là khu vực trọng tâm có gió mạnh từ cấp 11-13, giật cấp 15. 

Với các đặc điểm trên, hệ quả từ cơn bão số 9 sẽ là tổ hợp liên hoàn các hệ quả, đó là gió mạnh, sóng lớn trên biển. Sau khi bổ bộ sẽ đến nước biển dâng, mưa lớn trong đất liền, gió mạnh trong đất liền, mưa lũ trên các sông, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất.

Cường độ bão ở đất liền tiếp tục duy trì cấp 11, 12, giật cấp 14. Vùng trọng tâm có gió mạnh cấp 11, 12 là vùng biển từ Đà Nẵng - Phú Yên. Khu vực vịnh Bắc Bộ và vùng biển từ Quảng Trị đến Thừa Thiên - Huế, cảnh báo gió đông bắc cấp 8, 9, giật cấp 11.

Các khu vực ven biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Bình Định cần đề phòng nước nước dâng do bão từ 0,5-1,5m. Nguy cơ ngập úng cao tại khu vực trũng, cửa sông, đầm phá tại các tỉnh từ Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Khu vực ven biển các tỉnh từ Quảng Bình - Phú Yên sóng cao 4-7m, vùng gần tâm bão (Đà Nẵng tới Bình Định), bao gồm các đảo Lý Sơn, Cù Lao Chàm sóng cao 6-8m, gió tại Lý Sơn có thể đạt cấp 11-12.

Xem thêm

Bão số 8 hướng về miền Trung và liên tục tăng cấp

Bão số 8 hướng về miền Trung và liên tục tăng cấp

Hồi 07h ngày (21/10), vị trí tâm bão số 8 ở khoảng 16,2 độ Vĩ Bắc; 118,6 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 680 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75 km/h), giật cấp 10.
Cần thiết phải cảnh báo!

Cần thiết phải cảnh báo!

Một tháng qua đi, cả nước tập trung quá nhiều thời gian cho đại hội Đảng, từ cấp cơ sở đến trung ương. Tiếp đến mưa bão, ngập lụt tại miền Trung chưa từng có trong lịch sử.

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 2 năm 2025 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 2 năm 2025 qua các con số

Trong 6 tháng đầu năm 2025, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự đoán và đặc biệt là sự căng thẳng thuế quan làm gián đoạn chuỗi cung ứng đã tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu…

Hội nghị bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận “Bộ tứ chiến lược” sẽ diễn ra vào tháng 9/2025

Hội nghị bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận “Bộ tứ chiến lược” sẽ diễn ra vào tháng 9/2025

Chủ trì Chương trình Bữa sáng Doanh nhân ngày 5/7, Chủ tịch VACOD-HBA TS Nguyễn Hồng Sơn thông báo kế hoạch tổ chức Hội nghị, hội thảo tập trung xem xét các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, tiếp cận nguồn lực từ “bộ tứ chiến lược” của Trung ương, dự kiến diễn ra vào tháng 9/2025…

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2025 tăng 0,48% so với tháng trước

CPI 6 tháng đầu năm tăng 3,27%

Số liệu mới nhất từ Cục Thống kê cho biết, bình quân 6 tháng đầu năm 2025, CPI tăng 3,27% so với cùng kỳ năm trước...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương" tại TP.HCM

Tổng Bí thư Tô Lâm: Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận đổi mới

Tổng Bí thư nhấn mạnh, quyết định "sắp xếp lại giang sơn" là bước đi lịch sử có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước, hoàn thiện thể chế và tổ chức của hệ thống chính trị đồng bộ, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Các doanh nghiệp hãy chủ động nắm bắt cơ hội từ “Bộ tứ chiến lược”

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Các doanh nghiệp hãy chủ động nắm bắt cơ hội từ “Bộ tứ chiến lược”

Chủ trì chương trình Bữa sáng Doanh nhân ngày 28/6, Chủ tịch VACOD-HBA TS Nguyễn Hồng Sơn kêu gọi các doanh nghiệp chủ động nắm bắt lấy những chương trình hỗ trợ chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ, hội nhập quốc tế. Để khởi động quá trình này, ông chỉ định ngay một số doanh nghiệp thí điểm…