Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước: 'Quản' tài sản 2,2 triệu tỷ cách nào?

Theo Chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn và Doanh nghiệp Nhà nước - ông Nguyễn Hoàng Anh, cơ quan này đang xây dựng và đi vào hoàn thiện hệ thống quản lý doanh nghiệp trực tuyến (phối hợp, thử nghiệm với sự h
Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước: 'Quản' tài sản 2,2 triệu tỷ cách nào?

Trao đổi với báo giới mới đây, Chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước- ông Nguyễn Hoàng Anh cho hay: thực hiện chỉ đạo của Chính phủ là ứng dụng CMCN 4.0 vào quản lý doanh nghiệp, hiện Uỷ ban đã đi vào thực hiện liên kết với doanh nghiệp và Chính phủ điện tử.

“Hiện chúng tôi đã xây dựng quản lý doanh nghiệp trên cơ sở bộ chỉ số chung và chia làm 4 nhóm ngành hàng quản lý đến từng doanh nghiệp với mục tiêu giám sát hoạt động và kết nối trực tiếp để nắm tình hình nhân sự, tổng vốn, chi tiêu, ngân sách tiền lương, năng suất lao động...Không cần đợi báo cáo mới có số liệu, lúc nào Chính phủ, Thủ tướng cần chúng tôi có ngay”.

Được biết, hệ thống sẽ giúp Ủy ban theo dõi, giám sát hoạt động và kết nối trực tiếp với các doanh nghiệp dự kiến sẽ được chuyển giao về Ủy ban để đánh giá được tình hình hoạt động, tình hình nhân sự, tình hình tăng, giảm tổng giá trị vốn Nhà nước tại doanh nghiệp như: tổng tài sản, tổng vốn chủ sở hữu, mức bảo toàn vốn, mức sinh lời, đóng góp với ngân sách Nhà nước, các chỉ tiêu hiệu quả...

Ngoài ra, hệ thống có bộ chỉ số giám sát để phân tích, đánh giá được "sức khỏe" của doanh nghiệp được chuyển giao về Ủy ban, đặc biệt các rủi ro về tài chính, quản trị (khả năng trả nợ, khả năng thanh toán...) như: Các chỉ số về tài chính, kinh doanh, đầu tư, lao động, nhân sự, tiền lương, quản trị theo chuẩn mực OECD...

"Hệ thống này hoàn toàn tương thích và có thể liên kết với hệ thống Chính phủ điện tử.

Trước mắt, dự kiến sẽ có khoảng 19 doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế chuyển giao cho Uỷ ban quản lý. Các chỉ số đều có ngưỡng cảnh báo, khi có biến động vượt các ngưỡng an toàn, phần mềm sẽ tự động cảnh báo để Ủy ban chỉ đạo rà soát, báo cáo đầy đủ và kịp thời với Thủ tướng, Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền.

Dự kiến sẽ có khoảng 19 doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế chuyển giao cho Uỷ ban quản lý (có cả SCIC chuyển về) . Các đơn vị này hiện thuộc sự quản lý của 7 bộ: Công Thương, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Xây dựng và Y tế. Khối doanh nghiệp này hiện có tổng giá trị vốn và tổng tài sản đạt khoảng 2,2 triệu tỷ đồng.

Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là mô hình được Bộ KH&ĐT đưa ra lấy ý kiến trong dự thảo Nghị định về thực hiện các quyền và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước. Đây được xem là cơ quan chuyên trách quản lý doanh nghiệp nhà nước có sự tách bạch quyền sở hữu với quyền điều hành chính sách, có quy mô vốn và tài sản tại các doanh nghiệp .

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...