Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã

Sáng nay (10/2), Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ khai mạc phiên họp thứ 42, phiên họp sẽ xem xét, quyết định việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã

Cũng theo chương trình dự kiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến về các vấn đề còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; cho ý kiến về việc chuẩn bị cho Năm Chủ tịch AIPA 2020; xem xét, quyết định việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến cho ý kiến về việc ban hành Nghị định hướng dẫn việc thực hiện cơ chế tạm quản theo Công ước Istanbul.

Trước đó, chiều 10/1, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021 và thành lập một số đơn vị hành chính đô thị của 18 tỉnh, thành phố.

Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã trình bày Tờ trình về đề án sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021 và thành lập một số ĐVHC đô thị của 18 tỉnh, thành phố: Bình Dương, Cao Bằng, Gia Lai, Hậu Giang, Lai Châu, Tiền Giang, Tây Ninh, Quảng Ngãi, Yên Bái, Bắc Kạn, Bến Tre, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Nam, Quảng Bình, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc.

Theo Tờ trình, tổng số ĐVHC cấp huyện thực hiện sắp xếp tại 18 tỉnh, thành phố lần này là 12 đơn vị, sau sắp xếp giảm được 4 đơn vị; tổng số ĐVHC cấp xã thực hiện sắp xếp là: 223 đơn vị, sau khi sắp xếp giảm được 109 đơn vị. Ngoài ra, trong đợt này, Chính phủ còn đề nghị thành lập mới 43 ĐVHC ở đô thị, gồm 3 thành phố thuộc tỉnh, 3 thị xã, 27 phường và 10 thị trấn.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.