VACOD hợp tác với Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2023

Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2023, nhằm thu hút các nguồn lực phát triển Khu đô thị Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc đáp ứng yêu cầu học tập, nghiên cứu…

Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2023, dự kiến thu hút khoảng 10.000 người tham dự
Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2023, dự kiến thu hút khoảng 10.000 người tham dự

Trong 2 ngày 4-5/11, tại Khu đô thị Đại học Quốc gia Hà Nội (Hòa Lạc, Thạch Hòa, Thạch Thất), Hiệp hội Phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD) hợp tác với Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2023 với nhiều hoạt động, dự kiến thu hút khoảng 10.000 người tham dự.

PGS.TS. Trương Ngọc Kiểm, Phó Trưởng ban Xúc tiến đầu tư, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao tri thức và Hỗ trợ khởi nghiệp - Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2023 là chương trình có ý nghĩa thiết thực nhằm thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ; thúc đẩy đầu tư phát triển Khu đô thị đại học xứng tầm quốc gia, tiệm cận với các đại học đẳng cấp quốc tế; đồng thời tạo cơ hội quảng bá thương hiệu, hình ảnh, sản phẩm của các doanh nghiệp tham gia hội nghị.

Đây cũng là cơ hội để kết nối sinh viên với các nhà tuyển dụng, hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng được những sinh viên xuất sắc, thu hút nhân tài bổ sung cho nguồn nhân lực đang thiếu hụt.

Thông qua Hội nghị, sẽ thúc đẩy hợp tác giữa các địa phương, các trường đại học/viện nghiên cứu với doanh nghiệp; giới thiệu tiềm lực và các sản phẩm khoa học công nghệ của Đại học Quốc gia Hà Nội, các sản phẩm chủ lực của các doanh nghiệp, các sản phẩm thế mạnh của các địa phương từ đó thúc đẩy cơ hội hợp tác, xúc tiến đầu tư gắn với chuyển giao khoa học công nghệ giữa các doanh nghiệp, các địa phương là đối tác của Đại học Quốc gia Hà Nội và các trường đại học/viện nghiên cứu.

4e1665ae1b6fcc31957e.jpg

Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2023 do Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì, phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); Hiệp hội Phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD); Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME); Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Hà Nội (HBA); Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội (HANOISME) và các Tập đoàn kinh tế lớn, các ngân hàng uy tín.

Chương trình gồm phiên tổng thể Xúc tiến đầu tư Đại học Quốc gia Hà Nội 2023. 6 chuyên đề hội nghị gồm Hợp tác công tư phát triển Khu đô thị Đại học Quốc gia Hà Nội; Thu hút đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản; Y học công nghệ cao và khoa học sức khỏe; Đầu tư cho giáo dục, đào tạo tài năng và chất lượng cao; Phát triển công nghệ, công nghiệp bán dẫn; Phiên kết nối đầu tư cho các nhóm nghiên cứu, các sản phẩm khoa học công nghệ và các dự án khởi nghiệp với các nhà đầu tư.

Ngoài ra có, Triển lãm tiềm lực và thành tựu khoa học công nghệ Đại học Quốc gia Hà Nội; Không gian kết nối và xúc tiến đầu tư; ngày hội kết nối các thế hệ sinh viên. Tại Hội nghị, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ tổ chức ký kết thỏa thuận hợp tác (MOU) với các nhà đầu tư, đây cũng là dịp để các nhà đầu tư gặp gỡ, học tập kinh nghiệm và hợp tác.

Mới đây, tại chương trình Bữa sáng Doanh nhân ngày 21/10, PGS.TS. Trương Ngọc Kiểm, cho biết: “Hiện nay Đại học Quốc gia Hà Nội là đơn vị đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam tổ chức Hội xúc tiến đầu tư cho Giáo dục. Các phiên họp chuyên đề sẽ tìm kiếm cơ hội đầu tư hợp, điều đặc biệt trong chương trình năm nay sẽ có sự tham góp các doanh nghiệp của Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Singapore”.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…