VDSC: Định hướng kinh doanh của Techcombank tiềm ẩn rủi ro

Theo CTCK Rồng Việt (VDSC), việc cho vay nhiều trong lĩnh vực bất động sản, bao gồm cả đầu tư trái phiếu của chủ đầu tư và cho vay mua nhà đối với cá nhân khiến định hướng kinh doanh của Techcombank t
VDSC: Định hướng kinh doanh của Techcombank tiềm ẩn rủi ro

Tại ĐHĐCĐ thường niên vừa diễn ra hôm 13/4, Techcombank đã thông qua mục tiêu tăng trưởng tín dụng 13%, bằng với hạn mức hiện tại được giao bởi NHNN. Ngân hàng cũng nhắm tới việc phân phối 80% danh mục trái phiếu doanh nghiệp của mình cho các khách hàng cá nhân, qua đó thu phí môi giới trái phiếu và dành thêm hạn mức tín dụng để cho vay khách hàng. 

Trong năm 2018, Techcombank là ngân hàng có mức tăng trưởng tín dụng cao nhất trong số các ngân hàng niêm yết, chủ yếu nhờ danh mục đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tăng 175%, lên mức gần 60 nghìn tỷ đồng. Nếu xét tổng dư nợ tín dụng (tính cả cho vay khách hàng và trái phiếu doanh nghiệp) thì tỷ trọng tín dụng cấp cho phân khúc bán lẻ có sự giảm nhẹ từ 36% về 33%.

VDSC cho rằng, nếu Techcombank có thể cân đối hiệu quả danh mục cho vay và trái phiếu của mình thì ngân hàng có thể tận dụng tốt hơn hạn mức tăng trưởng tín dụng được giao (so với năm 2018) cũng như nâng cao lợi suất tài sản có.

Trong năm 2019, Techcombank đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 10,2%. Tuy đây là mục tiêu tương đối khiêm tốn, nhưng nếu không tính khoản lợi nhuận không thường xuyên từ bán công ty tài chính năm 2018 thì mục tiêu tăng trưởng so với năm trước là 20,3%.

Tuy nhiên, VDSC đưa ra lưu ý rằng, đóng góp một phần khá lớn cho mức tăng trưởng thu nhập cao của năm 2017 và 2018 của Techcombank là nhờ các khoản lợi nhuận không thường xuyên đến từ việc thoái vốn và ký kết hợp đồng phân phối bảo hiểm độc quyền.

Ngoài ra, định hướng kinh doanh hiện tại của Techcombank tiềm ẩn nhiều rủi ro tập trung như việc cho vay nhiều trong lĩnh vực bất động sản, bao gồm cả đầu tư trái phiếu của chủ đầu tư và cho vay mua nhà đối với cá nhân (đặc biệt là phân khúc cao cấp).

Trước đó, tại ĐHĐCĐ năm 2019, cổ đông cũng đưa ra câu hỏi làm sao để xử lý nợ xấu hiệu quả hơn? Trái phiếu doanh nghiệp ở Techcombank có phát triển mạnh quá hay không? 

Ông Nguyễn Lê Quốc Anh, Tổng Giám đốc ngân hàng cho biết, trong hệ thống ngân hàng hiện nay, Techcombank là ngân hàng xử lý nợ xấu rất tốt. Nợ xấu bán cho VAMC đã được mua lại hết và xử lý xong từ 2 năm trước. Ngoài xử lý nợ xấu thì các khoản nợ xấu cũng tăng theo hoạt động cấp tín dụng nhưng Techcombank đã kiểm soát tốt chất lượng tín dụng bằng hệ thống cảnh báo và quản lý rủi ro rất chặt chẽ.

Về trái phiếu doanh nghiệp, ông Quốc Anh cho biết, thay vì cho vay các doanh nghiệp lớn vay thì ngân hàng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, nếu cần ngân hàng sẽ bán ra bên ngoài. Đây là mục đầu tư tốt. Techcombank chiếm 80% thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Đồng thời mục tiêu của Techcombank là không giữ trái phiếu doanh nghiệp lâu dài, đây là cách vấn đề linh động để ứng đối với việc giảm tăng trưởng tín dụng và quy định về tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn cho vay trung dài hạn.

>>  Đất vàng 23 Lê Duẩn từ tay Tân Hoàng Minh về Techcombank từ khi nào?

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Thành viên CBBank, đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank từ ngày 16/1/2025, đánh dấu sự trở lại sau gần 10 năm rời ngân hàng này để tái cấu trúc CBBank...

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...