Vì đâu lợi nhuận của Bóng đèn Điện Quang lao dốc?

Đà tăng trưởng của Bóng đèn Điện Quang (mã: DQC) đang có xu hướng chững lại dưới sức ép cạnh tranh của thị trường ngày càng gay gắt.
Vì đâu lợi nhuận của Bóng đèn Điện Quang lao dốc?

Là một trong những doanh nghiệp sản xuất thiết bị chiếu sáng hàng đầu, song kết quả kinh doanh của công ty Bóng đèn Điện Quang đang sụt giảm đáng ngại. Theo báo cáo tài chính, trong nửa đầu năm 2017, doanh thu công ty chỉ đạt 418 tỷ đồng, giảm 6,6% so với cùng kỳ năm trước. Dòng sản phẩm chiếu sáng truyền thống cũng sụt giảm giảm 20 – 30% doanh thu so với cùng kỳ năm trước, dù doanh thu từ dòng sản phẩm LED tăng gấp đôi.

Biên lợi nhuận gộp của Điện Quang cũng giảm từ 27,9% xuống 25,2% do giá trung bình của dòng sản phẩm chiếu sáng truyền thống giảm 7% và của đèn LED giảm 10%. Sản phẩm LED được sản xuất và kinh doanh từ năm 2013, đến nay công ty đã nâng tỷ lệ nội địa hoá linh kiện sản phẩm này lên 90%. 

Theo Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI), sự cạnh tranh gay gắt từ các nhà sản xuất trong nước và các sản phẩm nhập khẩu đã tạo nên môi trường cạnh tranh khốc liệt về giá và tạo áp lực nên lợi nhuận của toàn ngành. Sản phẩm LED sẽ trở thành động lực tăng trưởng cho DQC trong tương lai gần khi các dòng sản phẩm truyền thống mất dần vị thế. Song thị trường sản phẩm đèn LED đang cạnh tranh gay gắt với hàng nhập khẩu cũng như cạnh tranh với các đơn vị sản xuất như DQC.

Hiện nay, sản phẩm LED của Điện Quang hoàn toàn lép vế so với hàng nhập khẩu từ do không thể cạnh tranh được về giá. Trung Quốc hiện là nước có ngành công nghiệp sản xuất LED lớn nhất trên thế giới, và tình trạng dư cung trong nước buộc các doanh nghiệp sản xuất đèn LED và cả đèn truyền thống của nước này phải tìm đầu ra ở các thị trường bên ngoài. Do đó, doanh thu xuất khẩu được dự đoán sẽ đóng góp không đáng kể vào doanh thu chung của DQC.

Hơn nữa, DQC cũng phải cạnh tranh với mặt hàng Trung Quốc ở ngay tại thị trường nội địa. Vì nhiều công ty sản xuất trong nước đã nhập khẩu linh kiện từ Trung Quốc, thậm chí nhập khẩu các sản phẩm gần như hoàn chỉnh để chỉ thực hiện khâu lắp ráp hoặc dán nhãn mác và bán ra tại thị trường trong nước.  Dù sản phẩm chất lượng thấp nhưng giá bán rẻ nên vẫn có sức cạnh tranh ở thị trường Việt Nam.

Pòn kéo dài, doanh thu xuất khẩu được dự đoán sẽ đóng góp không đáng kể vào doanh thu chung của DQC.

>> Bóng đèn Điện Quang bị xử phạt 120 triệu đồng

Có thể bạn quan tâm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Nếu VN-Index phá vỡ hoàn toàn vùng 1.285-1.305 điểm, đà tăng mới có thể hình thành với mục tiêu hướng tới vùng 1.370-1.380 điểm trong năm 2025. Nhà đầu tư nên theo dõi sát phản ứng giá tại vùng 1.280-1.290 điểm và tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm...

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang có đà tăng tốt trong danh mục và chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm điểm, tuy nhiên, cần hạn chế giải ngân mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao và chưa có tín hiệu kiểm tra kháng cự thành công...

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

Doanh thu của VNX trong năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với năm trước, với động lực chính đến từ hai đơn vị thành viên là HOSE và HNX...

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chỉ số VN-Index dần suy yếu và mất đà sau khi tiếp cận vùng kháng cự gần, việc xuất hiện bóng nến trên kéo dài ngay tại vùng đỉnh ngắn hạn đang bỏ ngỏ rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu hơn...

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang đối mặt với khó khăn về tài chính và kinh doanh...