Vì sao đây là thời điểm tốt để đầu tư bất động sản Huế?

Bỏ qua sự sụt giảm chung trong ngắn hạn vì dịch covid-19, nếu phân tích kỹ các yếu tố thị trường BĐS tại Huế hiện tại, có nhiều tín hiệu để tin rằng đây là thời điểm nhà đầu tư nên cân nhắc để “xuống tiền”.

Sự góp mặt của những ông lớn

Từ cuối năm 2019, theo đánh giá của Hội Môi giới BĐS Việt Nam (VARS), thị trường BĐS tại các đô thị lớn sụt giảm rất lớn về nguồn cung do quỹ đất hạn hẹp. Cũng bởi vậy dòng vốn đầu tư năm nay đổ dồn về khu vực miền Trung – nơi có quỹ đất lớn và giàu tiềm năng. Trong đó Huế là điểm đến hàng đầu khi hội tụ nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, sức bật về hạ tầng và những chính sách vĩ mô.

Những năm gần đây, chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đã tích cực kêu gọi các doanh nghiệp lớn như: Văn Phú - Invest, Vingroup, Bitexco Group, Apec Group, FLC… đầu tư vào các dự án đô thị, nghỉ dưỡng tập trung ở phía Đông Nam và Tây Nam nhằm phát triển kinh tế xã hội ở các khu vực vùng ven, đồng thời nhằm khai thác tối đa tiềm năng du lịch nơi đây.

Huế có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch nghỉ dưỡng (Minh họa: phối cảnh dự án tại Lộc Bình của Văn Phú – Invest)
Huế có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch nghỉ dưỡng (Minh họa: phối cảnh dự án tại Lộc Bình của Văn Phú – Invest)

Với bất động sản đô thị, một loạt các dự án ở mọi phân khúc, đa dạng mô hình bất động sản đô thị từ căn hộ cao cấp, shophouse, nhà liền kề, biệt thự… đang được triển khai. Có thể kể đến các dự án như chuỗi căn hộ cao cấp 5 sao của khu đô thị Minh Linh Compound, dư án Apec Royal Park, dự án căn hộ khách sạn Apec Mandala Wyndham Huế và khu shophouse Apec Imperia Boulevard, dự án khu căn hộ cao cấp De 1st Quantum.  Ngoài ra, còn rất nhiều dự án khác nằm trên trục đường huyết mạch thông qua đại lộ Võ Nguyên Giáp, Võ Văn Kiệt và khu đô thị mới An Vân Dương, liền kề khu đô thị An Cựu City, Royal Park, An Đông Villa, Phú Mỹ An….

Ở phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, Thừa Thiên – Huế cũng là thị trường đang từng bước ghi dấu ấn với những dự án tầm cỡ như Laguna Lăng Cô, dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp nước khoáng nóng Kawara Mỹ An Onsen Resort, Khu du lịch nghỉ dưỡng phát triển thể chất kết hợp vui chơi thể thao Lộc Bình… Những sản phẩm lưu trú chất lượng, cùng với sự đa dạng các tiện ích, dịch vụ, vui chơi giải trí của du khách không chỉ giải quyết các vấn đề yếu điểm của du lịch Huế, tạo đà cho phát triển ngành công nghiệp không khói mà còn mang đến những cơ hội sinh lời cho các nhà đầu tư biết nắm bắt thị trường.

Theo các chuyên gia, các điều kiện về đầu tư bất động sản tại Huế hiện đã chín muồi. Giai đoạn này, giá đang đi ngang trong ngắn hạn, do tâm lý cẩn trọng và e ngại chung vì ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Tuy nhiên, đây là thời điểm nhà đầu tư có thể cân nhắc để “xuống tiền” vì thị trường đang có giá tốt, lại được hưởng nhiều ưu đãi kích cầu từ các chủ đầu tư.

Giải mã sức hút của BĐS nghỉ dưỡng ở Huế

Mức thu nhập ngày một tăng, nhu cầu của người dân cùng với xu hướng du lịch nghỉ dưỡng đang tác động đến toàn cầu là nền tảng để bất động sản nghỉ dưỡng và khu phức hợp nghỉ dưỡng, giải trí trở thành địa chỉ đầu tư sinh lời lớn đối với những thành phố có lợi thế về cảnh quan, văn hóa, di sản như Thừa Thiên Huế. Đây cũng chính là những yếu tố thúc đẩy thị trường bất động sản Huế phát triển.

Lấy du lịch làm mũi nhọn, Huế đang nỗ lực phát triển hạ tầng đô thị và hạ tầng du lịch, dịch vụ, nghỉ dưỡng để kéo dài thời gian lưu trú của du khách, vốn là điểm yếu của ngành du lịch địa phương. Ngoài yếu tố đó, dưới góc độ nhà đầu tư, thị trường Huế cũng được đánh giá còn nhiều tiềm năng bởi dư địa rộng, mức độ cạnh tranh chưa lớn.

Khu du lịch nghỉ dưỡng phát triển thể chất kết hợp vui chơi thể thao Lộc Bình
Khu du lịch nghỉ dưỡng phát triển thể chất kết hợp vui chơi thể thao Lộc Bình

Khu du lịch nghỉ dưỡng phát triển thể chất kết hợp vui chơi thể thao Lộc Bình do Văn Phú - Invest làm chủ đầu tư là một trong những dự án nghỉ dưỡng ven biển nổi bật tại Huế với quy mô 248 ha, tổng vốn đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng.

Là nhà phát triển bất động sản chuyên tâm với hơn 17 năm kinh nghiệm, đồng thời cũng là nhà đầu tư chiến lược của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, ngoài dự án nghỉ dưỡng tại Lộc Bình, Văn Phú – Invest còn nghiên cứu và lập quy hoạch tổng thể, mang tính chiến lược cho các vùng Tam Giang - Cầu Hai, tỷ lệ 1/25.000, quy mô 83 nghìn ha; Quy hoạch chung từ Thuận An đến xã Vinh Thanh, tỷ lệ 1/10.000, quy mô 10.000 ha; Quy hoạch điều chỉnh phân khu D - Khu đô thị mới An Vân Dương tỷ lệ 1/2.000, quy mô 450 ha…

Các quy hoạch của Văn Phú – Invest đặc biệt quan tâm đến giữ gìn, bảo tồn, phát huy giá trị của từng vùng đất, từng di sản, luôn nhất quán quan điểm coi trọng việc bảo vệ môi trường, tạo lập không gian sống thân thiện, gần gũi với thiên nhiên.

Ở dự án tại Lộc Bình, Văn Phú - Invest đã mời WATG – đơn vị tư vấn nổi tiếng của Mỹ lập quy hoạch thành một khu du lịch nghỉ dưỡng phát triển thể chất kết hợp dịch vụ vui chơi, thể thao mang đẳng cấp quốc tế.

Tại nơi này, với triết lý giữ gìn những giá trị vốn có của thiên nhiên, Văn Phú – Invest không chỉ kỳ vọng mang đến cho du khách những kỳ nghỉ yên bình, trong khung cảnh hoà hợp với thiên nhiên mà còn góp phần tái tạo sức khoẻ, mang đến sự tĩnh tâm và những rung cảm tinh thần mộc mạc.

Sự khác biệt, đẳng cấp còn đến từ những liệu trình tái tạo sức khỏe, thanh lọc và thải độc cho cơ thể, kết hợp giữa liệu pháp tự nhiên và những ứng dụng khoa học công nghệ hàng đầu trên thế giới. Bởi vậy, dự án được đánh giá sẽ có sức hút đầu tư hấp dẫn, tạo dấu ấn trên thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tại miền Trung.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...