Vì sao hàng hóa Hàn Quốc được chuộng ở Việt Nam?

Sự “xâm nhập” mạnh mẽ của văn hóa Hàn Quốc là một yếu tố quan trọng đẩy mạnh nhu cầu hàng tiêu dùng của xứ kim chi.
Vì sao hàng hóa Hàn Quốc được chuộng ở Việt Nam?

Trả lời báo chí tại buổi họp báo giới thiệu Vietnam Expo 2017, ông Park Chul Ho, Tổng giám đốc Cơ quan xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) tại Hà Nội, cho biết hàng tiêu dùng Hàn Quốc ngày càng phổ biến tại Việt Nam do nhiều nguyên nhân.

Trước hết, Hiệp định thương mại tự do Việt Hàn (VKFTA), có hiệu lực từ ngày 25/12/2015 cắt giảm thuế suất nhập khẩu của nhiều loại hàng hóa, khiến cho nhiều sản phẩm của Hàn Quốc dễ dàng vào Việt Nam hơn và thúc đẩy trao đổi thương mại giữa hai nước.

Nhờ VKFTA, thương mại hai chiều tăng 20% trong năm 2016 so với năm 2015. Kim ngạch xuất khẩu từ Hàn Quốc sang Việt Nam tăng 27%, trong khi đó giá trị hàng hóa của Việt Nam xuất sang Hàn Quốc tăng 27%.

Thứ hai, hàng hóa Hàn Quốc có tính năng ưu việt hơn so với giá. Tính năng các sản phẩm của nước này tốt hơn các mặt hàng cùng loại của Trung Quốc hay nước khác mà giá cả không chênh hơn nhiều.

Lý do thứ ba là làn sóng văn hóa Hàn Quốc lan mạnh sang Việt Nam. Đặc biệt, các tác phẩm phim ảnh và ca nhạc vốn rất phổ biến, và người hâm mộ thường tìm mua các sản phẩm như mỹ phẩm, quần áo của diễn viên hay ca sĩ sử dụng.

Dự kiến có 130 doanh nghiệp Hàn Quốc với 138 gian hàng sẽ tham gia Hội chợ Thương mại quốc tế Việt Nam lần thứ 27 (Vietnam Expo 2017). Đây là số lượng đông đảo lớn nhất từ trước đến nay, thể hiện mong muốn mở rộng sự hiện diện của các ngành hàng Hàn Quốc tại Việt Nam, ông Park cho biết.

Các sản phẩm Hàn Quốc được giới thiệu tại triển lãm lần này thuộc các ngành hàng thực phẩm – đồ uống, mỹ phẩm – thiết bị làm đẹp, thiết bị điện – điện tử, đồ gia dụng. Đây là những mặt hàng nằm trong lộ trình cắt giảm thuế theo Hiệp định VKFTA.

Không chỉ vậy, sau nhiều lần tham dự Vietnam Expo, nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đã bắt tay với các doanh nghiệp nội để xây dựng nhà máy để sản xuất tại chỗ nhằm phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng ngay tại Việt Nam.

Ngoài ra, các doanh nghiệp Hàn Quốc đang tăng cường đầu tư sang Việt Nam dưới hình thức thương mại hóa ngành dịch vụ chế tạo và các ngành khác, nghĩa là các doanh nghiệp này đầu tư tại đây không chỉ đơn thuần sản xuất ra các mặt hàng để xuất khẩu mà còn bán hàng tại chỗ, đại diện KOTRA Hà Nội nói.

Theo số liệu của Tổng cục Hải Quan, Việt Nam chi 32,03 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa từ Hàn Quốc trong năm 2016, trong đó có gần 123 triệu USD cho các mặt hàng thực phẩm. Các doanh nghiệp Việt còn chi “bạo tay” hơn cho các mặt hàng khác như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, điện thoại, hàng điện gia dụng và máy ảnh “Made in Korea”.

Samsung Việt Nam cho biết doanh thu của công ty đạt 46,3 tỷ USD trong năm 2016, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 39,9 tỷ USD, tăng 9,9% so với năm 2015. Như vậy, có thể hiểu “ông lớn” này đã bán được khoảng 6,4 tỷ USD hàng hóa ngay tại Việt Nam.

Trong thực tế, các nhà bán lẻ Hàn Quốc như Lotte, K-Mart cũng đang tìm cách xâm nhập và tăng cường mạng lưới tại Việt Nam trước nhu cầu tiêu dùng của người Việt gia tăng.

Đơn cử như Lotte hiện đang quản lý hơn 13 siêu thị Lotte Mart tại Việt Nam và đang dùng chiến lược M&A để thực hiện kế hoạch mở 60 siêu thị vào năm 2020. Mới đây có thông tin tập đoàn này đạt thỏa thuận mua lại Dự án Ciputra Hanoi Mall với giá khoảng 300 triệu USD.

Theo Minh Tuấn/Bizlive.vn

Có thể bạn quan tâm

Tuần này, giá xăng tiếp tục giảm

Giá xăng, dầu tiếp tục giảm

Trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính, giá xăng tiếp tục giảm lần thứ 2 liên tiếp. Giá mới được áp dụng từ 15h ngày 21/11...

Giá vàng tăng phiên thứ 3 liên tiếp

Giá vàng tăng phiên thứ 3 liên tiếp

Giá vàng thế giới tăng cao nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn trong bối cảnh căng thẳng Nga-Ukraine tiếp tục leo thang. Trong nước, giá vàng miếng và vàng nhẫn đều vượt ngưỡng 86 triệu đồng/lượng…

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…