Vì sao lãnh đạo MSB ước tính “vốn hoá 1,1 tỷ đô” khi lên sàn?

Tại Đại hội cổ đông thường niên sáng nay 23/4, cổ đông đã chất vấn lãnh đạo Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) về kế hoạch niêm yết, bán cổ phần cho nước ngoài. Lãnh đạo cho biết, cổ phiếu MSB sẽ
Vì sao lãnh đạo MSB ước tính “vốn hoá 1,1 tỷ đô” khi lên sàn?

ĐHCĐ ngày 23/4/2019 đã thông qua kế hoạch kinh doanh 2019, niêm yết cổ phiếu, phát hành tăng vốn…

Quý 3/2019 sẽ niêm yết cổ phiếu MSB

Năm nay, cổ đông dự họp bày tỏ vui mừng khi kết quả kinh doanh 2018 của MSB khả quan với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 1.053 tỷ đồng, cao gấp 6,4 lần kết quả năm 2017. Tổng tài sản đạt gần 138 nghìn tỷ đồng, tăng 23% so với cuối năm 2017, cho vay khách hàng tăng mạnh đạt 135% so với năm trước và nợ xấu dưới 2,21%. Huy động tiền gửi của khách hàng và phát hành giấy tờ có giá tăng 112%... Nhất là tổng thu nhập tăng tới 45% so với năm 2017 và thu nhập lãi thuần tăng 81%. Tổng thu phí thanh toán cũng tăng đột biến 176% so với năm trước và tăng gấp 3 lần so với năm 2016.

MSB cũng triển khai quản trị rủi ro theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Basel 2 của Ngân hàng Nhà nước.

Tại đại hội, ông Huỳnh Bửu Quang cho biết, tất cả cổ đông đều mong mỏi MSB sớm IPO và niêm yết cổ phiếu lên sàn. HĐQT đã và đang chuẩn bị các thủ tục cần thiết, đã nộp hồ sơ niêm yết cổ phiếu lên HoSE.

Theo lộ trình của MSB, các công việc như bản chào bán cho nhà đầu tư, định giá trước IPO, gửi hồ sơ đăng ký bán cổ phiếu quỹ… sẽ hoàn tất trong tháng 6. Đến cuối tháng 6/2019, MSB sẽ hoàn thiện quy trình chào bán cho nhà đầu tư, triển khai các roadshows, đàm phán việc mua bán cổ phần với nhà đầu tư… để báo cáo lên NHNN và Ủy ban chứng khoán về kết quả giao dịch.

Từ nay đến tháng 8/2019, ngân hàng sẽ rà soát các điều kiện niêm yết và gửi hồ sơ đăng ký theo quy định của HoSE cũng như chốt danh sách cổ đông và đăng ký tại Trung tâm lưu ký chứng khoán VSD… sẵn sàng niêm yết. Hiện, vốn điều lệ MSB vẫn giữ nguyên ở mức 11.750 tỷ đồng như thời điểm sáp nhập, tương ứng hơn 1.175 triệu cổ phiếu. Dự kiến việc niêm yết sẽ hoàn thành trong quý 3/2019. Việc

“IPO sẽ làm vốn của ngân hàng tăng lên, lượng tiền mặt nhiều hơn và giúp nắm bắt nhiều hơn các cơ hội kinh doanh. Sau niêm yết, vốn hoá MSB dự kiến lên cỡ 1,1 tỷ sau khi bán lại toàn bộ cổ phiếu quỹ”, lãnh đạo MSB cho hay.

Về cơ sở xác định giá trị vốn hoá 1,1 tỷ USD, Chủ tịch HĐQT MSB Trần Anh Tuấn cho biết thêm, việc định giá không phải do lãnh đạo ngân hàng tự chọn mà là do công ty tư vấn xác định dựa trên diễn biến thị trường và giá trị của ngân hàng. Sức hấp dẫn của MSB còn thể hiện ở việc có rất nhiều cổ đông nước ngoài muốn tham gia vào phần room 30% của nhà đầu tư nước ngoài tại MSB. HĐQT sẽ tìm hiểu đối tác sau đó sẽ lựa chọn cổ đông tối ưu nhất, trình lên NHNN làm sao có lợi nhất cho cổ đông.

Chủ tịch cũng tiết lộ, “ngân hàng đã tìm kiếm nhà đầu tư nước ngoài và đang trong quá trình thương thảo, nên sau khi có kết quả sẽ xin ý kiến cổ đông hoặc triệu tập một cuộc họp bất thường khác”.

Tăng vốn lên 12.750 tỷ đồng

Vấn đề quan trọng được trình ĐHCĐ thông qua là kế hoạch phát hành tăng vốn thêm 1.000 tỷ đồng, bán 100 triệu cổ phiếu quỹ.

Cụ thể, MSB sẽ thực hiện chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư trong nước là 100 triệu cổ phần hoặc tối đa 8,5% vốn điều lệ hiện hữu. Giá phát hành là 10.000 đồng/CP, dự kiến sẽ đem về cho ngân hàng là 1.000 tỷ đồng và nâng vốn điều lệ lên mức 12.750 tỷ đồng.

Tuy nhiên, các cổ đông mua cổ phần sẽ phải đảm bảo tỷ lệ sở hữu tối đa không quá 5% vốn điều lệ ngân hàng, và không trở thành cổ đông lớn. Hiện ở MSB có cổ đông lớn là Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) với tỷ lệ sở hữu 6,092%. Sở hữu của VNPT sẽ giảm xuống dưới 5,614% sau đợt phát hành này.

MSB cho biết, 1.000 tỷ đồng tăng thêm sẽ giúp nâng cao năng lực tài chính, mở rộng mạng lưới chi nhánh, phát triển sản phẩm, hạ tầng cơ sở, bổ sung vốn cho vay, đáp ứng các chỉ tiêu an toàn vốn hoạt động.

Ngoài ra, MSB cũng xin ý kiến cổ đông chấp thuận việc bán toàn bộ 100 triệu cổ phiếu quỹ để bổ sung vốn chủ sở hữu, tối ưu hóa bảng cân đối của MSB. Số cổ phiếu quỹ này sẽ bán cho dưới 100 nhà đầu tư, cách thức bán, thời điểm và giá bán sẽ giao cho HĐQT quyết định.

Với mức vốn mới, MSB đặt mục tiêu năm nay sẽ tăng tổng tài sản thêm 11% lên trên 153.000 tỷ đồng, huy động vốn thị trường 1 và trái phiếu tăng 22%, tín dụng bao gồm cả cho vay thị trường 1 và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tăng 35%, nợ xấu dưới 3%. Lợi nhuận trước thuế tăng 77% đạt 1.860 tỷ đồng và dự kiến cổ tức 10% nếu được NHNN chấp thuận.

Cổ đông đã chất vấn ban lãnh đạo vì việc thoái vốn khỏi PGbank hay chưa và giá bán cổ phần?

Ông Huỳnh Bửu Quang cho biết, ngân hàng đã bán cổ phiếu PGBank cho một đối tác vào tháng trước và đã được thanh toán đợt 1. Đối tác sẽ thanh toán nốt sau khi được NHNN phê duyệt. Nhờ đó, MSB sẽ giảm sở hữu tại PGBank xuống dưới 5% theo quy định.

Ông Trần Anh Tuấn tiết lộ mức giá bán cổ phiếu PGBank là 13.000 đồng/CP. Tuy nhiên, cổ đông đã chất vấn tiếp: “vì sao MSB không chờ sau khi PGBank và HDBank sáp nhập với tỷ lệ hoán đổi 1:0,641, bán cổ phần sẽ được giá hơn”. Hiện, giá cổ phiếu HDB trên sàn đang giao dịch ở mức 28.100 đồng/CP, tức cao hơn 15.100 đồng/CP so với giá mà MSB đã bán cho đối tác.

Ông Trần Anh Tuấn cho hay, việc sáp nhập chưa biết khi nào mới xong, hơn nữa nếu chờ thì cũng không được bởi sẽ vi phạm quy định, do đó MSB thấy ràng cần hoàn thành việc thoái bớt vốn tại PGBank sớm hơn để thực hiện kế hoạch niêm yết.

>> MSB vinh dự là “Nhà tạo lập thị trường trái phiếu chào giá tốt nhất” năm 2018

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…