Vì sao NHNN giảm lãi suất dự trữ bắt buộc?

Theo CTCK Bảo Việt (BVSC), có 2 mục đích chính trong động thái giảm lãi suất các khoản tiền gửi dự trữ bắt buộc và vượt dự trữ bắt buộc của NHNN vừa qua.
Vì sao NHNN giảm lãi suất dự trữ bắt buộc?

BVSC vừa công bố báo cáo nhận định về việc giảm lãi suất dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Cụ thể, lãi suất đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam (VND) là 0,8%/năm, lãi suất đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng VND là 0%/năm. Lãi suất đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ là 0%/năm, lãi suất đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ là 0,05%/năm. So với mức 1,2%/năm theo Quyết định 1716/QĐ-NHNN năm 2005, lãi suất đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VND áp dụng theo quy định mới đã giảm tới 0,4 điểm phần trăm.

BVSC cho rằng, mục đích đầu tiên của động thái này là khuyến khích các ngân hàng đang có thanh khoản dư thừa, thường xuyên có tiền gửi vượt mức dữ trữ bắt buộc tại NHNN tăng cường hoạt động cho vay ra nền kinh tế thay vì để tiền ở NHNN để hưởng lãi suất.

Khi chi phí cơ hội của hoạt động cho vay giảm xuống do nhận được ít tiền lãi hơn từ NHNN, các ngân hàng thương mại (NHTM) có thể sẽ xem xét tăng cho vay nhiều hơn.

Nhiều khả năng tình hình tăng trưởng tín dụng trong 11 tháng đầu năm còn cách khá xa mục tiêu 14% nên NHNN đang tăng cường các giải pháp để thúc đẩy tín dụng.

Trong thời gian gần đây, một loạt chính sách tiền tệ mới cũng được NHNN đưa ra liên quan đến giảm trần lãi suất huy động và cho vay các lĩnh vực ưu tiên, giảm lãi suất cho vay OMO, giảm lãi suất phát hành tín phiếu… 

Mục đích thứ hai là việc giảm lãi suất trả cho các khoản dự trữ bắt buộc cũng giúp NHNN tiết kiệm được một khoản chi phí nhất định trong quá trình điều hành chính sách. Tuy nhiên, BVSC không đánh giá quá cao mục tiêu này.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...