Việt Nam đang là điểm đến của dòng vốn đầu tư năng lượng tái tạo

Việt Nam đang là điểm đến của dòng vốn đầu tư năng lượng tái tạo thể hiện qua dữ liệu M&A các dự án năng lượng tái tạo tăng gấp đôi so với năm trước, bất chấp khó khăn với M&A giảm sút trên mọi lĩnh vực.
Việt Nam đang là điểm đến của dòng vốn đầu tư năng lượng tái tạo

Bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc Khối Phân tích - Công ty Chứng khoán VNDirect cho biết, phát triển năng lượng tái tạo là xu thế tất yếu không thể thay đổi khi nhu cầu tiêu thụ điện của Việt Nam ước tính sẽ tăng trưởng kép hơn 8% trong giai đoạn 2022-30 (đơn vị: tỷ kWh) và 78% tập đoàn sản xuất lớn trên thế giới sẽ loại bỏ các nhà cung ứng chậm chuyển đổi vào năm 2025.

Quy hoạch Điện VIII của Bộ Công Thương cũng đặt ra mục tiêu, tổng nguồn điện “xanh” của Việt Nam đạt trên 70%, trong đó, năng lượng sạch gồm thủy điện, điện mặt trời chiếm khoảng 46%, điện khí chiếm gần 25%.

Năng lượng tái tạo đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tư nhân hoá ngành điện khi tỷ lệ các nhà máy điện độc lập chiếm đã tăng từ 18,4% vào năm 2018 lên 41,3% tổng công suất lắp đặt toàn hệ thống vào cuối năm 2021. Tỷ trọng sản lượng năng lượng tái tạo tặng mạnh từ mức 4-5% đầu năm 2020 đến 14 -15% trong 8 tháng đầu năm 2022.

Quy hoạch điện VIII thúc đẩy đầu tư năng lượng tái tạo
Quy hoạch điện VIII thúc đẩy đầu tư năng lượng tái tạo

Tuy nhiên, hiện nay doanh nghiệp tư nhân đang ngày càng khó tiếp cận vốn đầu tư năng lượng tái tạo do chính sách kiểm soát hạn mức thị trường tín dụng, cũng như các tổ chức tín dụng sẽ phải kiểm soát tỷ lệ huy động vốn cho vay trung và dài hạn ở mức thấp hơn trước đây.

Trong khi đó, tài trợ vốn đầu tư năng lượng tái tạo lại đang là lĩnh vực được các ngân hàng trên thế giới luôn ưu tiên.

Ông Huỳnh Bửu Quang, Tổng Giám đốc ngân hàng Deutsch Bank Việt Nam cho biết, với nhứng ưu tiên của Chính phủ với năng lượng tái tạo, nhu cầu tài trợ ngành, các dự án năng lượng trên thế giới đang ngày càng tăng.

Bà Trần Thị Khánh Hiền khẳng định: Việt Nam đang là điểm đến của dòng vốn đầu tư năng lượng tái tạo. Điều đó thể hiện qua dữ liệu M&A các dự án năng lượng tái tạo vẫn tăng gấp đôi so với năm trước, bất chấp khó khăn với M&A giảm sút trên mọi lĩnh vực.

Ngoài các ưu đãi của Chính phủ, các doanh nghiệp năng lượng tái tạo còn thu hút vốn nước ngoài nhờ định giá tài sản của các doanh nghiệp này chưa tương xứng với thực tế, nhất là theo định giá tài sản xanh tăng.

Bên cạnh đó, phần lớn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lượng tái tạo chưa niêm yết trên sàn, do đó doanh nghiệp này có thể sử dụng đòn bẩy lớn cho ngành trong tương lai.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm