Việt Nam không có trong danh sách nâng hạng của MSCI

Sáng ngày 24/06, MSCI đã công bố kết quả phân loại thị trường định kỳ dành cho 84 thị trường chứng khoán trên thế giới, trong đó Việt Nam một lần nữa lỡ hẹn với danh sách xem xét để được nâng hạng từ thị trường cận biên (frontier market) sang thị trường mới nổi (emerging market).
Việt Nam không có trong danh sách nâng hạng của MSCI

Kết quả này không quá bất ngờ do đánh giá của MSCI về thị trường Việt Nam đang thay đổi theo hướng kém tích cực hơn.

Trong đánh giá năm nay, MSCI nhấn mạnh tới vấn đề room ngoại trên thị trường Việt Nam, cho rằng "các vấn đề về room nước ngoài đang tác động tới hơn 10% cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam".

MSCI cũng gắn nhãn "-" tức là chưa đáp ứng được yêu cầu đối với 9 tiêu chí định lượng gồm "Giới hạn sở hữu nước ngoài", "room ngoại còn lại", "quyền bình đẳng của nhà đầu tư nước ngoài", "mức độ tự do trên thị trường ngoại hối", "đăng ký đầu tư và mở tài khoản", "các quy định về thị trường", "luồng thông tin", "thanh toán bù trừ" và "khả năng chuyển nhượng".

Trước đó, trong báo cáo chỉ số MSCI Frontier Market vào ngày 31/05/2022, Việt Nam vẫn đứng đầu rổ thị trường cận biên với tỷ trọng 28,45%.

Hiện tại, MSCI đã khởi động tham vấn về đề xuất chuyển chỉ số MSCI Nigeria từ thị trường cận biên sang thị trường độc lập. Nếu điều này xảy ra, tỷ trọng của Việt Nam có thể được nâng lên 34,3%. Số lượng cổ phiếu của Việt Nam vẫn giữ nguyên ở mức 28 cổ phiếu.

Tuy nhiên, với chỉ MSCI Frontier Markets 100 Index, tỷ trọng của Việt Nam dự kiến giữ nguyên ở mức 30,1% cho dù Nigeria có chuyển sang thị trường độc lập hay không. Trong đó, HPG, VIC và VHM lọt top 10 cổ phiếu có tỷ trọng lớn nhất trong danh mục của MSCI Frontier Markets 100 Index, với tỷ trọng lần lượt 3,4%, 3% và 3%.

Ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch kiêm TGĐ FiinGroup từng chia sẻ, nâng hạng thị trường là tiến trình tất yếu trong sự phát triển và hội nhập của thị trường chứng khoán về dài hạn. Quy mô vốn mà các quỹ có thể phân bổ cho các thị trường cận biên chỉ khoảng 95 tỷ USD còn quy mô vốn dành cho các thị trường mới nổi đang vào khoảng 6.800 tỷ USD. Như vậy, nếu được nâng hạng lên thị trường mới nổi, Việt Nam cũng có thể đón nhận tới hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ USD đổ vào thị trường. Tuy nhiên với động thái của MSCI, giấc mơ nâng hạng của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa thể thành hiện thực trong tương lai gần.

Xem thêm

ECB sẽ sớm đưa lãi suất tiền gửi khỏi vùng âm

ECB sẽ sớm đưa lãi suất tiền gửi khỏi vùng âm

Theo cuộc khảo sát do hãng thông tấn Reuters tiến hành, hầu hết các nhà kinh tế dự báo trong tháng 9, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ nâng lãi suất tiền gửi lên trên mức 0 lần đầu tiên trong một thập kỷ, với mức tăng ít nhất 50 điểm cơ bản.

Có thể bạn quan tâm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...