Việt Nam muốn xác định tầm nhìn cho quốc gia dài hơn 10 năm tới

Sáng 26/2, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã tiếp ông Jan Rielaender, Giám đốc Chương trình đánh giá đa chiều của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế OECD đang phối hợp, tham vấn với các bộ, ngành của
Việt Nam muốn xác định tầm nhìn cho quốc gia dài hơn 10 năm tới

Buổi tiếp diễn ra bên lề toạ đàm “Khởi động báo cáo đánh giá đa chiều” do Bộ Ngoại giao và Bộ KH&ĐT tổ chức sáng nay tại Hà Nội.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, Việt Nam đang chuẩn bị cho nhiệm kỳ Đại hội Đảng lần thứ XIII và lãnh đạo cấp cao của Việt Nam mong muốn xác định được tầm nhìn cho đất nước xa hơn đích 10 năm tới.

“Chiến lược của Việt Nam sắp tới là đạt được mục đích trở thành một nước công nghiệp hiện đại, hay là một quốc gia phát triển và chúng tôi muốn biết cách nhìn nhận của thế giới đối với vấn đề này như thế nào? Đây là mấu chốt để đi tới xác định các nội hàm cho Chiến lược quốc gia”, Phó Thủ tướng bày tỏ.

Trong quá trình này, Việt Nam đã có Báo cáo Việt Nam 2035 do WB hỗ trợ xây dựng. Ngoài ra, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng huy động tổng lực mạng lưới sáng kiến Việt Nam để tập trung nghiên cứu; đặt hàng 48 nhiệm vụ cụ thể cho các đại học trong nước và quốc tế, trung tâm nghiên cứu, các cơ quan bộ ngành, địa phương.

Với các vấn đề lớn, Phó Thủ tướng cho biết, Việt Nam đang chuẩn bị hoàn thiện chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài. Việt Nam cũng đã thực hiện thành công chiến lược về nông nghiệp, nông thôn và nông dân và cần tiếp tục tăng cường hiệu quả hơn nữa và đang đánh giá 15 năm phát triển kinh tế tập thể.

Một vấn đề mới được các giáo sư Đại học Harvard (Hoa Kỳ) đặt ra với Việt Nam là chưa có chiến lược rõ ràng về phát triển đô thị và công nghiệp để tạo ra một động lực phát triển cho đất nước cũng cần được nhìn nhận rõ ràng trong Chiến lược tổng thể quốc gia.

Do đó, Phó Thủ tướng bày tỏ trông đợi và tin tưởng vào kết quả đánh giá đa chiều của OECD tới đây với Việt Nam.

Giám đốc Chương trình đánh giá đa chiều OECD Jan Rielaender cho biết, ông đã tiếp cận với các cơ quan của Việt Nam và đánh giá cao về mong muốn của Việt Nam hướng tới những năm 2035 và tầm nhìn tới 2045. Vị chuyên gia cũng bày tỏ rằng, mục đích chiến lược, chính sách là phải nâng cao năng lực của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ.

Theo Thành Chung/Chinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...