Việt Nam nằm trong Top 10 quốc gia nhận kiều hối lớn nhất thế giới

Theo báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 11/2019 của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, trong năm 2019, dự kiến Việt Nam sẽ nhận 16,7 tỷ USD kiểu hồi và nằm trong nhóm 10 nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới.
Việt Nam nằm trong Top 10 quốc gia nhận kiều hối lớn nhất thế giới

Dẫn số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM, lượng kiều hối chuyển qua các đơn vị trên địa bàn thành phố từ đầu năm đến nay đã vượt 4 tỷ USD. Lượng kiều hối vẫn đang tiếp tục tăng nhanh, dự báo mục tiêu đạt 5,2 tỷ USD kiều hối của năm nay hoàn toàn có thể đạt được, tăng khoảng 200 triệu USD so với năm ngoái.

Hiện, TP.HCM là địa phương thu hút lượng kiều hồi lớn nhất cả nước. Tốc độ tăng trưởng kiều hối chuyển về Việt Nam qua đơn vị này tăng khoảng 10-15% mỗi năm, có năm chiếm tới 50% tổng lượng kiều hối cả nước.

Cũng theo Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, trong tháng 11, tỷ giá tiếp tục ổn định khi dao động trong biên độ hẹp. Giá USD trong ngân hàng thương mại chỉ tăng nhẹ 0,02% và gần như đi ngang so với đầu năm.

Tỷ giá trung tâm tăng 1,45%  so với đầu năm, trong bối cảnh kinh tế vĩ mô của Việt Nam tương đối tích cực.

Đáng chú ý, cuối tuần qua, giá mua vào USD của Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước bất ngờ được hạ xuống mức 23.175 đồng/USD, giảm 25 đồng mỗi USD so với mức niêm yết trước đó. Đây là lần điều chỉnh đầu tiên sau 11 tháng (từ đầu tháng 1) đứng yên, trong khi giá bán ra vẫn được Ngân hàng Nhà nước giữ ở mức 23.807 đồng/USD.

Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV phân tích những yếu tố giúp tỷ giá ổn định thời gian qua là nguồn cung ngoại tệ dồi dào, cán cân thương mại lũy kế 11 tháng thặng dư tới 9,1 tỷ USD; thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng trưởng tốt với vốn giải ngân đạt 17,62 tỷ USD.

Trước đó, dữ liệu kiều hối thường niên mới cập nhật của Ngân hàng Thế giới (World Bank) cũng dự báo, kiều hối chuyển về các quốc gia thu nhập trung bình và thấp sẽ đạt 551 tỷ USD trong năm 2019 và 597 tỷ USD vào năm 2021. 

10 quốc gia được dự báo sẽ nhận nhiều kiều hối nhất năm 2019 là Ấn Độ, Trung Quốc, Mexico, Philippines, Ai Cập, Nigeria, Pakistan, Bangladesh, Việt Nam và Ukraine.

Năm nay, Ấn Độ được dự báo sẽ nhận kiều hối 82,2 tỷ USD, chiếm 2,8% GDP của nước này. Theo sau là Trung Quốc với 70,2 tỷ USD, chiếm 0,5% GDP.

Đứng ở vị trí thứ 9, kiều hối chuyển về Việt Nam năm nay ước đạt 16,7 tỷ USD (chiếm 6,4% GDP), tăng nhẹ so với 16 tỷ USD của năm 2018. Trong hai thập kỷ qua, kiều hối chuyển về Việt Nam tăng đều, từ mức hơn 1,3 tỷ USD vào năm 2000 và chỉ giảm duy nhất vào năm 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Tuy nhiên, so với Philippines, quốc gia ASEAN đứng thứ hai trong top 10, kiều hối về Việt Nam hiện chỉ bằng một nửa. Kiều hối về Philippines ước tính chiếm khoảng 9,8% GDP của nước này trong năm 2019.

Đứng ở vị trí thứ 9, kiều hối chuyển về Việt Nam năm nay ước đạt 16,7 tỷ USD (chiếm 6,4% GDP), tăng nhẹ so với 16 tỷ USD của năm 2018. Trong hai thập kỷ qua, kiều hối chuyển về Việt Nam tăng đều, từ mức hơn 1,3 tỷ USD vào năm 2000 và chỉ giảm duy nhất vào năm 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Tuy nhiên, so với Philippines, quốc gia ASEAN đứng thứ hai trong top 10, kiều hối về Việt Nam hiện chỉ bằng một nửa. Kiều hối về Philippines ước tính chiếm khoảng 9,8% GDP của nước này trong năm 2019.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…