Trong một bài đăng mới đây nhất trên Twitter, TT Mỹ Donald Trump đã viết: “Guatemala… đã quyết định phá vỡ ‘thoả thuận nước thứ ba an toàn’ với Hoa Kỳ. Bây giờ, chúng tôi đang xem xét BAN, thuế quan, phí chuyển tiền kiều hối và nhiều biện pháp trừng khác, …”
Lượng kiều hối của người di cư chiếm 11% GDP của Guatemala trong năm 2017, theo IMF, tổng cổng lên tới 8,2 tỷ USD. Hoa Kỳ là một đối tác thương mại chính của Guatemala với thương mại song phương 4,7 tỷ USD tính đến tháng Năm năm nay, theo dữ liệu từ Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ.
Để đáp lại, TT Guatemala, ông Jimmy Morales đã đổ lỗi cho các đối thủ chính trị và toà án tối cao của đất nước đã phá hoại mối quan hệ chặt chẽ của ông với Hoa Kỳ.
Theo kế hoạch ban đầu, ông Morales sẽ kí một thoả thuận với ông Donald Trump vào tuần trước – đưa Guatemala thành “vùng đệm tị nạn” giúp giảm thiểu nạn nhập cư ‘quá tải’ vào Hoa Kỳ. Nhưng ông Morales đã đơn phương huỷ bỏ hội nghị thượng đỉnh tại Washington sau khi Toà án Hiến pháp của Guatemala phán quyết không cho phép ông ký một thoả thuận như vậy mà chưa có sự chấp thuận trước Quốc hội.
“Toà án Hiến pháp, không có bất kỳ sự thấu hiểu và không có quyền can thiệp vào quan hệ đối ngoại, đã đưa ra một lập trường sai lầm chống lại lợi ích cho quốc gia”, ông Morales nói trong một tuyên bố chính thức được đăng trên Facebook.
Trong quá khứ, chính phủ Morales đã nhiều lần “đụng độ” với Toà án Hiến pháp – nơi được coi là có sự liên hệ với phe đối lập. Trường hợp chống lại thoả thuận “nước thứ ba an toàn” được đưa ra bởi một số cựu bộ trưởng ngoại giao, giám sát viên về quyền của đất nước, và một cựu ứng cử viên tổng thống. Ông Morales đã thẳng thắn chỉ trích các chính trị gia đối thủ là “nhỏ mọn” và nói rằng họ đang tấn công vào sự quản trị nhà nước.
Nhà Trắng đã không trả lời lại các yêu cầu bình luận.
TT Mỹ Donald Trump đã biến việc hạn chế nhập cư trở thành nền tảng cho cuộc tái tranh cử tổng thống sắp tới. Ông đã thúc đẩy Guatemala, Mexico và quốc gia khác trong khu vực nhận vai trò “nước thứ ba an toàn”, “vùng đệm” cho những người xin tị nạn có ý định tới Hoa Kỳ.
Theo Reuters