Việt Nam sẽ trở thành "Thung lũng Silicon" của Đông Nam Á trong lĩnh vực bán dẫn

Việt Nam đang được đánh giá là tiềm năng để phát triển ngành bán dẫn. Tuy nhiên, để giải quyết bài toán thiếu hụt nhân lực cần chú trọng đầu tư xây dựng nguồn nhân lực trẻ, tay nghề cao, được đào tạo bài bản...

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Thiết kế chưa có tên.jpg
Việt Nam có thể trở thành nước tham gia vào chuỗi cung ứng bán dẫn, tham gia vào Chip 14. Định hướng lâu dài, sẽ trở thành Silicon Valley of the SEA.

Chuyến thăm của Tổng thống Biden Joe Biden đến Việt Nam đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ lên thành Đối tác chiến lược toàn diện. Ngay sau đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chuyến công tác Hoa Kỳ, trong đó đã ký kết nhiều hiệp định, thỏa thuận thương mại, đầu tư với các đối tác trong các lĩnh vực công nghệ, nhất là công nghệ chip bán dẫn.

Những nhà lãnh đạo cấp cao của Hoa Kỳ cũng đã cam kết hỗ trợ Việt Nam phát triển công nghiệp bán dẫn. Đây là cơ hội lớn để Việt Nam tiếp cận với nguồn lực kinh nghiệm, công nghệ, tài chính và thị trường chip bán dẫn hàng đầu thế giới.

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁN DẪN

Việt Nam đang được đánh giá là tiềm năng để phát triển ngành bán dẫn. Trên thực tế đã có hơn 40 công ty ở Việt Nam đang làm trực tiếp đến ngành IC design (Kỹ thuật thiết kế vi mạch).

Theo thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam đứng thứ ba về doanh số xuất khẩu chip bán dẫn sang Mỹ, sau Malaysia và Đài Loan. Doanh thu từ thị trường Mỹ của ngành chip Việt Nam tăng 74,9%, từ 321,7 triệu USD trong tháng 2/2022 lên 562,5 triệu USD tháng 2 năm nay, chiếm 11,6% thị phần. Đây cũng là tháng thứ 7 liên tiếp chip "Made in Vietnam" đạt hơn 10% thị phần tại nước này.

Theo công ty nghiên cứu Technavio, thị trường chất bán dẫn tại Việt Nam sẽ tăng trưởng lên 1,65 tỷ USD trong giai đoạn 2021-2025, với mức tăng trưởng hàng năm khoảng 6,5%.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam với chủ đề “Kết nối Việt Nam với hệ sinh thái bán dẫn Đông Nam Á” diễn ra vào cuối tháng 9, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn.

Việt Nam đã thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) và 3 khu công nghệ cao tại TP.HCM, Hòa Lạc (Hà Nội) và Đà Nẵng, sẵn sàng đón các nhà đầu tư ngành bán dẫn với cơ chế ưu đãi cao. NIC và các khu công nghệ cao sẽ là cầu nối quan trọng để hỗ trợ phát triển hệ sinh thái ngành bán dẫn Việt Nam.

tran-dang-hoa.png
Ông Trần Đăng Hòa, Chủ tịch FPT IS - Công ty Thành viên Tập đoàn FPT, kiêm Chủ tịch FPT Semiconductor.

Ông Trần Đăng Hòa, Chủ tịch FPT IS, kiêm Chủ tịch FPT Semiconductor cho biết, Việt Nam đang dần quy tụ nhiều nhà máy sản xuất chuyển dịch từ Trung Quốc sang. Số lượng chip tiêu thụ trong thời gian tới sẽ còn tăng trưởng nhiều hơn. Nước ta có thể trở thành điểm cung cấp nguồn lực kỹ sư bán dẫn cho các công ty Mỹ, hoặc các công ty ở Mỹ. Việt Nam dự kiến cho đến 2030 sẽ đào tạo và cung cấp 50.000 kỹ sư bán dẫn, những kỹ sư này sẽ làm việc ở Mỹ, Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc.

“Tuy vậy, chúng ta đang rất thiếu nhân lực trong ngành bán dẫn, đồng thời chưa có nhiều trường đại học đào tạo chuyên ngành này. Vì vậy, Việt Nam cần chú trọng đầu tư xây dựng nguồn nhân lực trẻ, tay nghề cao, được đào tạo bài bản”, ông Trần Đăng Hòa khẳng định.

Mới đây, Đại học FPT đã công bố thành lập Khoa Vi mạch Bán dẫn nhằm bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao đang thiếu hụt tại Việt Nam. Khoa dự kiến đón lứa học viên, sinh viên đầu tiên vào năm 2024 với định hướng đào tạo chuyên sâu về thiết kế vi mạch, thực hiện nghiên cứu cho ngành vi mạch bán dẫn của Việt Nam.

ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

Ông Trần Đăng Hòa cho rằng: “Với FPT, chúng tôi đã cam kết thúc đẩy đầu tư tại Mỹ, phát triển AI và ngành công nghiệp bán dẫn tại Hội nghị cấp cao Việt Nam - Hoa Kỳ về Đổi mới sáng tạo và Đầu tư được tổ chức nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Joe Biden. Đến cuối năm 2023, FPT có gần 1.000 nhân lực tại Mỹ và dự kiến đầu tư 100 triệu USD mỗi năm trong vòng 5 năm tới tại nước này. Tập đoàn kỳ vọng sẽ tạo ra thêm 3.000 việc làm vào năm 2028 và đạt doanh thu 1 tỷ USD từ thị trường Mỹ trước năm 2030.”

Mới đây, FPT Semiconductor đã ký kết hợp tác chiến lược với Công ty Silvaco - đối tác công nghệ lớn từ Mỹ để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn và đẩy mạnh kinh doanh ở lĩnh vực giàu tiềm năng này. Silvaco, FPT Semiconductor, Đại học FPT cam kết hợp tác phát triển nguồn nhân lực cho các công ty bán dẫn tại Mỹ. Các bên đồng thời hợp tác để thành lập Trung tâm Đào tạo bán dẫn Việt Nam để thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực theo chương trình của Chính phủ.

Chủ tịch FPT IS cho biết: “Việt Nam có thể trở thành nước tham gia vào chuỗi cung ứng bán dẫn, tham gia vào Chip 14. Định hướng lâu dài, Việt Nam sẽ trở thành Silicon Valley of the SEA”.

fpt-ky-ket-hop-tac-phat-trien-nguon-nhan-luc-ban-dan-1298.jpg
FPT Semiconductor đã ký kết hợp tác chiến lược với Công ty Silvaco (Mỹ) nhằm mục đích phát triển nguồn nhân lực bán dẫn

Ông Trần Đăng Hòa thông tin thêm, có 4 mảng chính, Việt Nam có dự định sẽ tham gia mạnh gồm, thứ nhất phát triển nguồn nhân lực; thứ hai phát triển năng lực thiết kế của các công ty Việt Nam, dần tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thứ ba thu hút, cùng xây dựng nhà máy bán dẫn ở Việt Nam. Trở thành địa điểm có nhiều nhà máy bán dẫn, chỉ tập trung vào xây dựng nhà máy công nghệ 28nm trở lên, tập trung vào Legacy và Mature node. Thứ tư Việt Nam phát triển thành Trung tâm về chuỗi cung ứng và kho bãi, trở thành mạng lưới phân phối cho khu vực Đông Nam Á, rồi tới châu Á - Thái Bình Dương.

“Việc giải quyết bài toán thiếu hụt nhân lực trình độ cao sẽ thúc đẩy Việt Nam tiến nhanh hơn trên quá trình chinh phục mục tiêu nêu trên”, ông Hòa nói.

Có thể bạn quan tâm