Việt Nam xây dựng 2 kịch bản phòng dịch COVID-19 trong bối cảnh mới

Bộ Y tế sẽ xây dựng song song hai kịch bản phòng chống dịch bệnh trong bối cảnh COVID-19 trở thành bệnh lưu hành và dự phòng khi xuất hiện tình huống mới nghiêm trọng để không bị động khi dịch có diễn biến mới.

Theo đó, kịch bản thứ nhất: Biến thể Omicron dần dần giảm bớt động lực, bên cạnh đó việc có miễn dịch sẵn có (do mắc, tiêm vắc xin) sẽ giảm tối đa các trường hợp chuyển nặng và tử vong. Đây là kịch bản có xu thế xảy ra nhiều hơn.

Với việc đẩy mạnh tiêm vắc xin phòng Covid-19 số ca nhiễm có xu hướng giảm mạnh từng ngày
Với việc đẩy mạnh tiêm vắc xin phòng Covid-19 số ca nhiễm có xu hướng giảm mạnh từng ngày

Với kịch bản này, chúng ta chuyển sang trạng thái bình thường mới hay sang bệnh lưu hành, để các hoạt động trong xã hội có thể trở về bình thường. Một cá nhân trong xã hội biết được các nguy cơ của mình, từ nguy cơ đó nếu thực hiện tốt họ sẽ trở lại cuộc sống bình thường. Việt Nam chủ yếu tập trung can thiệp vào nhóm đối tượng nguy cơ.

Kịch bản thứ 2: Sự xuất hiện các biến thể mới trong bối cảnh hiểu biết của thế giới về virus SARS-CoV-2 chưa toàn diện. Theo đại diện Bộ Y tế: Khi sự giao lưu đi lại nhiều, việc xuất hiện các biến thể mới vẫn còn có khả năng xảy ra. Điều này có thể làm giảm đi hiệu quả của vắc xin, xuất hiện sự tái nhiễm, đặc biệt có thay đổi chuyển nặng, lây lan mạnh. Khi đó, chúng ta sẽ phải triển khai lại các biện pháp cấp bách như chúng ta đã từng làm. Hiện nay chúng ta đã có các vũ khí như vắc xin, thuốc điều trị, kinh nghiệm của các biện pháp phòng chống dịch. Tuy nhiên, chúng ta phải thường xuyên cập nhật, kể cả về thuốc điều trị, đặc biệt là công nghệ vắc xin.

Bộ Y tế nhận định, tại Việt Nam, dịch bệnh cơ bản đang được kiểm soát trên phạm vi cả nước. Từ cuối tháng 12/2021, sau khi ghi nhận ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicron, số mắc cả nước tăng cao nhất trong 3 tuần đầu của tháng 3, sau đó giảm mạnh từ cuối tháng 3 đến nay. Điều này cũng tương đồng với một số nước trong khu vực như Malaysia và Singapore. Dịch đạt đỉnh vào khoảng 8 đến 9 tuần sau khi ghi nhận biến thể Omicron xâm nhập.

Trong 3 tuần qua số ca nhiễm, ca nặng và tử vong tại các tỉnh, thành phố có xu hướng giảm từng ngày do Việt Nam đã triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 với quy mô lớn nhất trong lịch sử.

Việc triển khai chiến dịch được thực hiện trên quan điểm thống nhất "tiêm nhanh nhất, nhiều nhất, rộng nhất, đảm bảo an toàn, hiệu quả và phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người" để đảm bảo không bỏ sót đối tượng tiêm chủng đặc biệt với người nguy cơ cao như người cao tuổi, người có bệnh nền, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, người không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, đồng bào dân tộc thiểu số, nhóm lao động di cư ở các thành thị…

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...