Việt Nam xuất siêu sang Ấn Độ

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ (Bộ Công Thương) dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan cho biết, tổng kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ trong 8 tháng năm 2016 đạt 3,47 tỷ USD tăng 1,23% so vớ
Việt Nam xuất siêu sang Ấn Độ

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ (Bộ Công Thương) dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan cho biết, tổng kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ trong 8 tháng năm 2016 đạt 3,47 tỷ USD tăng 1,23% so với cùng kỳ năm trước.Trong đó, xuất khẩu đạt 1,76 tỷ USD tăng 7,4% so với 1,64 tỷ USD, nhập khẩu từ Ấn Độ đạt 1,70 tỷ USD giảm 4,4% so với 1,78 tỷ USD đã đạt được trong 8 tháng đầu năm 2015.Thương vụ cũng cho biết, đáng chú ý tháng 8 vừa qua cũng là tháng thứ 2 liên tiếp Việt Nam xuất siêu sang Ấn Độ với giá trị ngày càng lớn. Riêng tháng 8 Việt Nam đạt mức xuất siêu sang Ấn Độ là 25,72 triệu USD, tăng 5,0% so với tháng trước nâng tổng kim ngạch xuất siêu kể từ đầu năm lên 59 triệu USD, trong khi nhập khẩu cũng tăng 24,8%.Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ tăng mạnh ở các mặt hàng chè, hạt điều, kim loại thường, nguyên phụ liệu dệt may, da, giày, cà phê, hàng dệt may. Riêng xuất khẩu hàng dệt may sang Ấn Độ trong tháng 8 đạt 7,22 triệu USD tăng hơn 3 lần so với tháng 7, nâng tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may sang Ấn Độ trong 8 tháng qua đạt 22,81 triệu USD.Bên cạnh các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng vào thị trường Ấn Độ, một số sảm phẩm lại có kim ngạch xuất khẩu giảm như than đá, bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc, chất dẻo nguyên liệu, điện thoại các loại và linh kiện tiếp tục xu hướng giảm. Trong 8 tháng qua tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng này giảm 48,8% so với cùng kỳ.Cùng với việc xuất khẩu, Việt Nam cũng tăng kim ngạch nhập khẩu từ Ấn Độ gồm hàng rau quả, đá quý, kim loại quý, máy vi tính, sản phẩm và linh kiện, giấy các loại và các sản phẩm từ sắt thép.Việt Nam giảm nhập khẩu từ Ấn Độ các mặt hàng dầu mỡ động thực vật thức ăn gia súc và nguyên liệu cũng như phân bón. Đặc biệt, trong nhiều tháng qua Việt Nam không nhập khẩu ngô từ Ấn Độ do giá không cạnh tranh được với các nước khác.

H.N

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.