Việt Phát: Công ty nghìn tỷ và vấn đề tồn đọng tiền mặt

Tổng tài sản ghi nhận đạt tới 1.686 tỷ đồng, tuy nhiên ứ đọng tiền cũng lớn không kém. Đó là nét chính trong BCTC bán niên của CTCP Đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Phát.
Việt Phát: Công ty nghìn tỷ và vấn đề tồn đọng tiền mặt

CTCP Đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Phát (mã: VPG) là một trong những doanh nghiệp niêm yết báo lãi tăng trưởng đột biến.

Nợ chiếm 82,3% tổng tài sản

Theo BCTC bán niêm 2018 đã soát xét của Việt Phát, tính tới thời điểm ngày 30/6/2018, tổng tài sản của công ty đạt 1.686 tỷ đồng, tăng 25,6% so với đầu kỳ.

Đáng chú ý, trong nửa đầu năm 2018, hàng tồn kho của công ty tăng vọt từ hơn 282,3 tỷ đồng lên 502,5 tỷ đồng, tương đương mức tăng 78% so với đầu kỳ.

Trong khi đó, doanh thu thuần của Việt Phát trong 6 tháng đầu năm lại chỉ đạt 781,1 tỷ đồng, giảm 300 tỷ đồng so với cùng kỳ.

Tồn kho tăng cao, doanh thu giảm mạnh, đáng ngạc nhiên là lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Việt Phát lại ghi nhận 118,5 tỷ đồng, tăng tới 206,6% so với cùng kỳ (hơn 59,2 tỷ đồng).

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2018 lợi nhuận sau thuế của Việt Phát đạt 43 tỷ đồng, tăng 126% so với cùng kỳ và hoàn thành 60,6% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

"Kết thúc quý II/2018, nợ phải trả của VPG đạt 1.389 tỷ đồng, tăng 27,6% so với đầu kỳ và chiếm 82,3% tổng tài sản, trong đó nợ ngắn hạn lên tới 1.386 tỷ đồng.

Ngoài ra, trong tổng tài sản của Việt Phát còn có khoản ứng trước của Ban Quản lý Công trình Xây dựng phát triển đô thị Hải Phòng, với giá trị 104,2 tỷ đồng, để thi công gói thầu san lấp phía ngoài đê tả Sông Cấm đến trục chính Đông Tây của thành phố Hải Phòng.

Đáng chú ý, mặc dù nợ phải trả rất lớn, nhưng Việt Phát lại có hơn 442,2 tỷ đồng tiền gửi, và được dùng thế chấp rất nhiều khoản vay tại các ngân hàng. Điều này cho thấy bên cạnh việc tăng tồn kho, giảm doanh thu, Việt Phát đang ứ đọng tiền rất lớn, đó là đáng lưu ý từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp này. 

Mặt khác, những số liệu trên cho thấy, dù tài sản báo cáo đạt đến con số nghìn tỷ, nhưng sau khi trừ đi các khoản phải trả cùng với tiền tạm ứng từ Ngân sách Nhà nước, thì tổng tài sản thực của Việt Phát chỉ khoảng 192,8 tỷ đồng.

Lưu ý là ngay cả khoản 200 tỷ đồng vốn điều lệ này cũng do các cổ đông Việt Phát góp “thần tốc” chỉ trong hai năm (2014-2016), từ mức 25 tỷ đồng của những ngày đầu thành lập.

Bí ẩn khoản góp vốn trăm tỷ

Công ty Việt Phát thành lập ngày 23/7/2008, vốn điều lệ là 25 tỷ đồng, gồm 3 cổ đông sáng lập là ông Nguyễn Văn Bình (tỷ lệ sở hữu 60%), ông Phùng Quốc Việt sở hữu 32%, ông Ngô Hồng Giang nắm giữ 8%.

Theo giấy phép đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 5 ngày 21/5/2014 của Sở KHĐT thành phố Hải phòng cấp, Việt Phát tăng vốn điều lệ từ 25 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng.

Phương án tăng vốn là phát hành cổ phần cho các cổ đông, nhà đầu tư theo nhu cầu, số lượng phát hành là 750.000 cổ phần với mệnh giá 100.000 đồng/cổ phần, tương đương 75 tỷ đồng.

Năm 2016, công ty tiếp tục tăng vốn điều lệ lần 2, từ 100 tỷ đồng lên 200 tỷ đồng, thông qua phát hành 10 triệu cổ phần theo mệnh giá (10.000 đồng/cp) cho các cổ đông, nhà đầu tư theo nhu cầu. Mục đích phát hành là thanh toán các hợp đồng mua quặng của công ty.

Trong thuyết minh BCTC của Việt Phát, chủ nợ lớn nhất của công ty hiện là Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), với tổng số nợ vay ngắn hạn là 302,6 tỷ đồng, chiếm gần một nửa tổng số nợ vay của công ty, tăng mạnh so với đầu kỳ (25,7 tỷ đồng).

Đáng chú ý, công ty có khoản vay trị giá 120 tỷ đồng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank ) chi nhánh Bắc Hải Phòng nhưng không có tài sản đảm bảo và có thời hạn vay không quá 12 tháng, lãi suất được thỏa thuận theo từng lần nhận nợ.

Để thế chấp cho khoản nợ 12 tỷ đồng của công ty tại Ngân hàng TMCP Quân đội (của MB Hải Dương) chi nhánh Hải Dương, ngoài những tài sản có giá trị như quyền đòi nợ, hàng hóa, quyền sử dụng đất… thì Việt Phát còn thế chấp cả xe ô tô thuộc quyền sở hữu của thành viên HĐQT với trị giá là 2,3 tỷ đồng.

"Trước đó, tại ngày 30/9/2017, công ty cũng ghi nhận khoản vay ngắn hạn của MB Hải Dương được thế chấp bằng ô tô mang nhãn hiệu Lexus thuộc sở hữu của bà Lê Thị Thanh Lệ với giá trị 2,73 tỷ đồng và xe ô tô nhãn hiệu Land Rover Range thuộc sở hữu của ông Nguyễn Văn Bình với giá trị là 4,42 tỷ đồng.

Được biết, ông Bình là  Chủ tịch HĐQT công ty, bà Lệ là thành viên HĐQT công ty đồng thời cũng là vợ của ông Bình.

Vừa qua, Việt Phát và AEONMALL Việt Nam đã ký kết hợp đồng nguyên tắc về việc đầu tư Dự án Trung tâm mua sắm AEONMALL Hải Phòng Lê Chân đầu tiên của Hải Phòng, với tổng mức đầu tư là 180 triệu USD (tương đương hơn 4.000 tỷ đồng).

Đặt mục tiêu đẩy mạnh mảng kinh doanh bất động sản trong tương lai, công ty quyết định thành lập CTCP Xây dựng Bất động sản Việt Phát (Vietphat Land) với số vốn góp của Việt Phát là 102,750 tỷ đồng, chiếm 15% vốn điều lệ của công ty này.

Theo thuyết minh BCTC bán niên 2018, hiện công ty đã thành lập Vietphat Land và đã thực góp 15% vốn điều lệ VietPhat Land. Thông tin cho biết các thành viên HĐQT và Ban Tổng giám đốc của Việt Phát cũng chính là những cổ đông sẽ góp nốt 85% vốn điều lệ vào VietPhat Land.

Hiện, chưa rõ các lãnh đạo của Việt Phát đã góp đủ 85% vốn cam kết vào VietPhat Land hay chưa. BCTC bán niên 2018 của Việt Phát không thể hiện có khoản cho vay nào đối với thành viên HĐQT có giá trị tương đương với phần vốn góp vào VietPhat Land.

Hiện, cơ cấu cổ đông của Việt Phát khá “cô đặc” khi 5 cổ đông cá nhân, đều là các thành viên trong gia đình, đã nắm giữ tới 61,6% vốn của công ty. Bao gồm ông Nguyễn Văn Bình – Chủ tịch HĐQT sở hữu 7,32 triệu cổ phần, tương đương 36,6% vốn điều lệ, Bà Lê Thị Thanh Lệ - Thành Viên HĐQT sở hữu 2 triệu cổ phần, tương đương 10% vốn điều lệ, ông Nguyễn Văn Dũng – Thành viên HĐQT sở hữu 1 triệu cổ phần, tương đương 5% vốn điều lệ, ông Nguyễn Xuân Trường – Thành Viên HĐQT sở hữu 1 triệu cổ phần, tương đương 5% vốn điều lệ.

 >> Quý 2 CEO Group lãi đột biến 92 tỷ đồng, tổng nợ phải trả vượt hơn 5.080 tỷ đồng

Có thể bạn quan tâm

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Nhà đầu tư chỉ nên duy trì danh mục đối với những cổ phiếu xác nhận hỗ trợ thuyết phục, giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc vẫn tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định. Đồng thời, có thể cân nhắc giải ngân thêm khi thị trường có nhịp rung lắc ở những cổ phiếu này...

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Trong 9 tháng đầu năm 2024, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 99.767 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.881 tỷ đồng, gấp hơn 37 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành gần 80% mục tiêu doanh thu và vượt 20% kế hoạch lợi nhuận cả năm mà công ty đề ra...

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq lập kỷ lục mới trong phiên 29/10 khi các nhà đầu tư đánh giá hàng loạt báo cáo lợi nhuận và chờ đợi kết quả từ Alphabet được công bố sau giờ đóng cửa…

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nhà đầu tư nên theo sát diễn biến tỷ giá, giá dầu và các thị trường thế giới để chờ đợi các tín hiệu xác nhận xu hướng hồi phục rõ ràng hơn. Đồng thời, tập trung nắm giữ các cổ phiếu dài hạn và chuẩn bị sẵn lượng tiền mặt để giải ngân khi các cổ phiếu này về định giá hấp dẫn...

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất hiện đang cho thấy sự phân hóa rõ rệt, khi các doanh nghiệp nhỏ hơn như Hóa chất Cơ bản Miền Nam và Hóa chất Việt Trì đang tận dụng đà tăng trưởng của thị trường để bứt phá, trong khi "ông lớn" Tập đoàn Hóa chất Đức Giang lại gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận...