VietABank dự kiến phát hành hơn 150 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu

Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) vừa thông qua Nghị quyết về việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ.
VietABank dự kiến phát hành hơn 150 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu

Theo đó, ngân hàng dự kiến phát hành 150,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ hiện quyền là 100:43 (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được 1 quyền mua và cứ 100 quyền mua được mua 43 cổ phiếu mới phát hành thêm, số cổ phiếu mới phát hành thêm sẽ được làm tròn xuống hàng đơn vị). 

Giá trị sổ sách tại thời điểm 31/12/2018 là 12.099 đồng/cp (căn cứ theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2018), nhưng do là đợt phát hành cổ phần cho cổ đông hiện hữu nên HĐQT trình ĐHĐCĐ phê duyệt giá chào bán là 10.000 đồng/cp.

Thời gian phát hành cụ thể sẽ do HĐQT ngân hàng quyết định sau khi được NHNN và UBCKNN chấp thuận phương án phát hành.

Được biết, VietABank đã “lỡ” kế hoạch tăng vốn 4 năm liên tục (từ năm 2016) và năm 2020 cũng là năm thứ năm liên tiếp ngân hàng này xin tăng vốn điều lệ.

Năm 2019, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 302 tỷ đồng, tăng gấp đôi năm 2018 và hoàn thành kế hoạch năm. Tại ngày 31/12/2019, tổng tài sản ngân hàng đạt 76.525 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2018. Tổng huy động vốn đạt 69.958 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2018. Dư nợ tín dụng đạt 42.915 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2018. Nợ xấu kiểm soát tốt ở mức 1,18%, giảm mạnh so với 2018.

VietABank thành lập năm 2003 trên cơ sở hợp nhất 2 tổ chức tín dụng là Công ty Tài chính cổ phần Sài Gòn và Ngân hàng TMCP Nông thôn Đà Nẵng, với vốn điều lệ ban đầu hơn 76 tỷ đồng. Đến năm 2010, VietABank có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng và năm 2015 tăng lên hơn 3.499 tỷ đồng. 

Từ giữa năm 2011 đến cuối năm 2019, ông Phương Hữu Việt, từ Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Việt Phương đã giữ ghế Chủ tịch HĐQT VietABank, với tỷ lệ sở hữu cá nhân 4,52% và Tập đoàn Đầu tư Việt Phương nắm giữ 10,85%. 

Bà Phương Thanh Nhung (cháu gái ông Việt) từng là Tổng giám đốc và Phó Chủ tịch HĐQT sở hữu hơn 4% vốn, và chồng là ông Trần Việt Anh nắm 2,15% cổ phần VietABank.

Sau khi nhóm ông Phương Hữu Việt trở thành cổ đông lớn, VietABank đã dính vào vụ lùm xùm liên quan đến việc nhóm cổ đông lớn cầm cố và chuyển nhượng cổ phần VietABank cho nhiều tổ chức tín dụng dù chưa hoàn thành quá trình mua bán cổ phần với VietABank.

Sau giai đoạn đó, việc tăng vốn trở nên khó khăn với ngân hàng này. Trước đó, 2018 là năm thứ 3 liên tiếp VietABank đặt kế hoạch tăng vốn lên 4.200 tỷ đồng. Tránh thất bại như trong 2 năm 2016 và 2017, ngân hàng đã đưa ra 2 phương án: hoặc phát hành 35 triệu cổ phiếu trả cổ tức 10% và phát hành riêng lẻ 35 triệu cổ phần cho nhà đầu tư; hoặc phát hành riêng lẻ 70 triệu cổ phần cho nhà đầu tư. Nhưng cho đến thời điểm này, vốn điều lệ của ngân hàng vẫn dậm chân tại chỗ với mức 3.500 tỷ đồng.

Nhắc đến VietABank, trong tiềm thức của giới đầu tư đây là thương hiệu một thời có trụ sở TP.HCM và cũng là nhà băng khá quyết tâm trong hoạt động kinh doanh vàng giai đoạn 2012-2013.

Vào năm 2013, VietABank đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện với Công ty Vàng Phước Sơn, kèm theo đó là hợp đồng tín dụng có hạn mức 18 triệu USD. Song biến động của thị trường vàng giai đoạn này dẫn đến Vàng Phước Sơn thua lỗ và đình chỉ hoạt động vào năm 2014. Theo đó, VietABank cũng ghi nhận các khoản thua lỗ hàng trăm tỷ đồng từ kinh doanh vàng và ngoại hối.

Từ đầu năm 2015, VietABank chính thức chuyển trụ sở từ TP.HCM ra Hà Nội, tên tuổi của ngân hàng này ngày càng mờ nhạt trên thị trường. Từ năm 2016 tới nay, ngân hàng chưa chia cổ tức cho cổ đông.

Đáng chú ý,việc đưa ra phương án mới - chỉ phát hành cho cổ đông hiện hữu - dẫn tới giả thiết VietABank đã không tìm được nhà đầu tư, hoặc cổ đông hiện hữu không còn muốn sự tham gia của các cổ đông mới.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Thành viên CBBank, đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank từ ngày 16/1/2025, đánh dấu sự trở lại sau gần 10 năm rời ngân hàng này để tái cấu trúc CBBank...

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...