Vietjet Air giành “quán quân” về việc chậm chuyến trong năm 2018

Năm 2018, hãng hàng không Vietjet Air thực hiện gần 120.000 chuyến bay, trong đó chậm hơn 18.700 chuyến, hủy 146 chuyến, giữ vị trí đứng đầu về lượng chậm chuyến.
Vietjet Air giành “quán quân” về việc chậm chuyến trong năm 2018

Cục Hàng không vừa công bố số liệu cất cánh đúng giờ của các hãng hàng không Việt Nam trong năm 2018.

Cả 4 hãng là Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific và VASCO đã thực hiện tổng cộng 296.516 chuyến bay, tăng 9% so với năm 2017.

Theo số liệu được công bố, trong năm 2018 cũng có tới hơn 40.000 chuyến bay chậm, hủy chuyến chiếm gần 14%.

Trong đó, hãng Vietjet dẫn đầu về số lượng các chuyến bay chậm, hủy. Trong năm 2018, hãng bay này thực hiện gần 120.000 chuyến bay, chậm hơn 18.700 chuyến (15,8%), hủy 146 chuyến (0,1%).

Hãng hàng không quốc gia VNA, năm 2018, hãng này thực hiện hơn 128.000 chuyến bay. Số chuyến bay bị chậm là hơn 13.700 (10,8%), hủy 274 chuyến (0,2%).

Hãng hàng không Jetstar thực hiện hơn 35.800 chuyến, hủy hơn 6.600 chuyến (18,5%), hủy 168 chuyến (0,5%). Tỷ lệ chậm chuyến của Jetstar đứng đầu trong các hãng.

Hãng hàng không VASCO thực hiện hơn 13.500 chuyến, chậm 460 chuyến (3,4%), hủy 202 chuyến (1,5%).

Bốn hãng bay cũng đã hủy tổng cộng 790 chuyến bay trong năm 2018, chiếm 0,3% tổng số chuyến bay thực hiện.

Vietnam Airlines hủy nhiều nhất với 274 chuyến, VASCO hủy 202 chuyến, Jetstar Pacific hủy 168 chuyến và Vietjet Air hủy 146 chuyến.

Cũng theo số liệu từ Cục Hàng không, nguyên nhân hàng đầu dẫn tới chậm chuyến của các hãng hàng không là "tàu bay về muộn", gây ra 25.426 chuyến bị chậm giờ cất cánh.

Kế đến là nguyên nhân "hãng hàng không", gây ra 7.739 chuyến bay bị chậm giờ cất cánh.

Trước đó, 6 tháng đầu năm 2018, Vietjet cũng đứng “đầu bảng” chậm. Cụ thể, 6 tháng, hãng này khai thác hơn 60.000 chuyến, trong đó có hơn 10.000 chuyến bị chậm, gần 70 chuyến hủy. Tỷ lệ chậm, hủy chuyến là gần 17%.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...