Vietjet đang thu lợi ích kép nhờ mua sắm máy bay và cho thuê máy bay cũ
Chia sẻ với báo chí, ông Lưu Đức Khánh, Giám đốc điều hành Vietjet cho biết, ngành hàng không nước nhà đang ở giai đoạn phát triển rất tích cực. Trong xu thế chung của thế giới, việc di chuyển bằng máy bay ngày càng thuận tiện, dễ dàng hơn trước nên nhiều người đã ưu tiên lựa chọn đi máy bay.
Trong định hướng tầm nhìn phát triển ngành hàng không, Chính phủ cũng đã khẩn trương đầu tư hạ tầng hàng không, sân bay cùng các chính sách phát triển ngành này. Đây là cơ hội cho cả mô hình hàng không truyền thống và hàng không chi phí thấp.
Ở Việt Nam, hàng không chi phí thấp đang chiếm khoảng 60% thị trường. Còn ở các thị trường như indonesia, Philippines hay Thái Lan thì tỉ lệ này trên 70% thậm chí đến 85%. Các chuyên gia dự đoán rằng, hàng không chi phí thấp tại Việt Nam sẽ không ngừng phát triển hơn nữa.
Trong kinh doanh hàng không, ngoài lợi nhuận từ dịch vụ bay, còn có lợi nhuận từ các dịch vụ đi kèm, cùng các hợp đồng mua bán và cho thuê phi cơ.
Như tại Vietjet, doanh thu năm 2016 đạt doanh thu 15.917 tỷ đồng, trong đó, lợi nhuận từ kinh doanh vận tải lên tới 1.416 tỷ đồng.
Thời gian gần đây, Vietjet đang gây được nhiều chú ý khi liên tục có nhiều cải tiến trong kinh doanh, dịch vụ. Đặc biệt là các hợp đồng mua – bán – thuê máy bay của hãng. Vietjet đã thực hiện phương thức đặt mua máy bay số lượng lớn từ nhà sản xuất nên được giá tốt. Sau đó, hãng bán lại hoặc cho thuê, đã đêm về nguồn lợi nhuận khổng lồ cho Vietjet.
Tuy nhiên, có nhiều ý kiến đã cho rằng Vietjet đã mua-bán-cho thuê máy bay là đẩy rủi ro về tương lai do cho thuê với giá cao.
Đại diện Vietjet cho biết, mọi hoạt động kinh doanh máy bay của hãng đều tuân thủ theo đúng các chuẩn mực kế toán mà Bộ tài chính qui định và các qui định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC.
Tính theo giá quốc tế thì giá thuê phi cơ của Vietjet được đánh giá là thấp nhất thế giới, thấp nhất trong các hãng hàng không đang thuê tàu A320/A321 ở Việt Nam và cố định không thay đổi trong suốt thời gian thuê. Bên cạnh đó, Vietjet cũng vẫn đang thuê khô và thuê ướt những tàu bay ngoài hợp đồng của Airbus và Boeing.
Ông Lưu Đức Khánh cho biết thêm, Vietjet đang được hưởng “lợi ích kép” từ những đơn hàng số lượng lớn này. Đồng thời, hãng cũng đầu tư thêm để hình thành đội bay mới, đồng nhất, hiện đại, tiết kiệm nhiên liệu... nhằm đảm bảo cho sự phát triển ổn định, bền vững.
Được biết, phương thức mua-bán-thuê này không hề khiến “ông chủ” Vietjet gặp vấn đề tài chính do họ đã có những biện pháp hợp lý duy trì “sức khỏe tài chính” tốt. Ông Lưu Đức Khánh từng chia sẻ hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của Vietjet chỉ dưới 1 lần trong khi ở các hãng hàng không trên thế giới thì hệ số này thường ở mức từ 3 tới 7 lần.
Những ngày gần đây, câu chuyện của ngành hàng không lại nóng lên, từ chuyện mở rộng sân bay, chuyện chậm chuyến, hủy chuyến… Hay làm thế nào để báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh của hãng này đẹp hơn hãng kia cũng được bàn đến.
Đơn cử như tại đại hội cổ đông của Vietnam Airlines vừa diễn ra đã có lúc “nóng lên” khi nhắc đến Vietjet, khiến cho phía Vietjet thấy “khá thú vị và bất ngờ vì điều này”.
Đức Mạnh
>> VietJet sẽ nới room ngoại lên 49%, chia cổ tức 50%