Theo đó, thời gian đăng ký mua và nộp tiền mua cổ phần phát hành thêm từ 7/5 - 31/7/2018. Thay đổi vào ngày cuối cùng khi trước đó là 2/7/2018.
Mới đây, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, mã: VCB) thông báo đăng ký mua hơn 2,3 triệu cổ phiếu HVN nhằm thực hiện quyền mua trong đợt phát hành cho cổ đông hiện hữu này.
Hiện Vietcombank sở hữu 1,21% vốn của Vietnam Airlines, tương đương hơn 14,8 triệu cổ phiếu HVN và có hơn 14,8 triệu quyền mua.
Trước đó, Vietnam Airlines đã thông báo sẽ chào bán hơn 191 triệu cp cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/cp theo tỷ lệ 15,5753% (1 cổ phiếu được hưởng 1 quyền, 100 quyền sẽ được mua 15,5753 cổ phiếu phát hành thêm).
Sau khi hoàn tất, vốn điều lệ HVN dự kiến tăng lên 14.101 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu tăng lên hơn 16.000 đồng, giúp hãng hàng không quốc gia tăng khả năng tự chủ và mức độ an toàn tài chính, giảm tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ của cổ đông Nhà nước.
Cách đây không lâu, Bộ GTVT đăng ký bán đấu giá 371,5 triệu quyền mua của HVN, với giá giá khởi điểm quyền mua là 6.026 đồng/quyền mua.
Đã có 0 cá nhân tham gia đấu giá, tổng số quyền mua ghi nhận bán được vào buổi đấu giá là 262.000 quyền mua đều dành cho nhà đầu tư trong nước. Tuy nhiên, đến hạn chót mà các nhà đầu tư không đến nộp tiền đặt cọc, do đó, bộ GTVT không bán được quyền mua nào.
Những ngày vừa qua, tỷ giá liên tục tăng, đồng USD đã lên mức cao kỷ lục 23.050 đồng, khiến các doanh nghiệp có những khoản nợ ngoại tệ không khỏi lo lắng.
Tính đến thời điểm 31/12/2017, nợ ngoại tệ của Vietnam Airlines ghi nhận đến 91 triệu USD, chưa kể Công ty còn có một hạn mức vay đến 117 triệu USD tại Vietinbank nhằm đầu tư mua 10 tàu bay của Jestar.
Như vậy, trước biến động giá dầu leo thang những tháng đầu năm, đến nay đến tỷ giá tăng phi mã, 6 tháng qua HVN đã chịu tác động tiêu cực kép. Chưa kể, lùm xùm nhân sự cũng khiến cổ phiếu HVN trên thị trường giảm đáng kể, hiện lanh quanh tại mức 31.000 đồng/cp.
>> Bộ GTVT “ế” toàn bộ quyền mua cổ phần Vietnam Airlines