Viettel là doanh nghiệp nộp thuế nhiều nhất việt Nam

Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội là doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất, xếp số 1 trong danh sách 1.000 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam năm 2021 do Tổng cục Thuế vừa công bố.

Tổng cục Thuế vừa công khai danh sách 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất trong năm 2021 (V1000).

Theo danh sách này, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) là doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất, được xếp số 1.

Được biết, năm 2021, Viettel có hơn 40.000 lao động và có kết quả kinh doanh tốt nhất trong ngành với doanh thu đạt hơn 270.000 tỷ đồng, lợi nhuận đạt hơn 40.000 tỷ đồng, nộp ngân sách gần 32.000 tỷ đồng. Giá trị thương hiệu Viettel tăng 32 bậc với giá trị 6,06 tỷ USD, đứng thứ 325 toàn cầu.

Các doanh nghiệp nộp thuế lớn tiếp theo gồm: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam; Công ty CP phát triển thành phố Xanh; Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam; Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam; Công ty Honda Việt Nam; Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam; Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng; Công ty TNHH Đầu tư và phát triển đô thị Gia Lâm; Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam; Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên…

Theo Tổng cục Thuế, tiêu chí xác định danh sách xếp hạng V1000 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất trong năm 2021 được xác định theo 2 tiêu chí:

Thứ nhất, doanh nghiệp được lựa chọn đưa vào danh sách xếp hạng là doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài, các tổ chức khác có hoạt động sản xuất kinh doanh có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN).

Thứ 2, mức thuế thu nhập doanh nghiệp là tổng số tiền thuế TNDN đã nộp ngân sách nhà nước trong năm 2021. Doanh nghiệp có chi nhánh, đơn vị trực thuộc (được cấp mã số thuế đơn vị trực thuộc 13 số) bao gồm số tiền thuế TNDN đã nộp của trụ sở chính và chi nhánh, đơn vị trực thuộc.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.