Viglacera gặp khó trong cơn suy thoái của ngành xây dựng

Trong 9 tháng đầu năm nay, doanh thu của VGC đạt 6.374 tỷ đồng, giảm 6,3% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 461 tỷ đồng, giảm 14%.
Viglacera gặp khó trong cơn suy thoái của ngành xây dựng

Từ đầu năm 2018, ngành xây dựng và vật liệu trên sàn chứng khoán với những đại diện như Coteccons (CTD), Hòa Bình (HBC), Vicostone (VCS) hay Viglacera (VGC) đều có kết quả kinh doanh không tốt như năm ngoái. Hồi đầu năm nay, nhiều người tin rằng ngành xây dựng và vật liệu xây dựng có thể tiếp nối sự thành công trong năm 2017, tuy nhiên, các báo cáo kết quả kinh doanh gần đây phần nào chưa đáp ứng được kỳ vọng.

Trong khi các doanh nghiệp xây dựng như Coteccons hay Hòa Bình gặp khó vì thị trường bất động sản đi vào trạng thái bão hòa, thì những doanh nghiệp chuyên vật liệu xây dựng như Viglacera cũng bị ảnh hưởng vì tình trạng dư cung.

Trong 9 tháng đầu năm nay, doanh thu của VGC đạt 6.374 tỷ đồng, giảm 6,3% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 461 tỷ đồng, giảm 14%. Hầu hết các mảng kinh doanh của tập đoàn đều khó khăn, trong đó, mảng vật liệu xây dựng, vốn đóng góp khoảng 64% vào lợi nhuận sau thuế cho thấy sự sa sút hơn cả.

Cụ thể, mảng gạch xây dựng chỉ đạt doanh thu 560 tỷ đồng, giảm 7% so với quý 3/2017. Lợi nhuận gộp từ mảng này đạt 244 tỷ đồng, giảm 19,6%. Nhu cầu xây dựng giảm, áp lực cạnh tranh trên thị trường cộng với hoạt động tái cơ cấu sản phẩm từ gạch nung truyền thống sang gạch không nung khiến tỷ suất lợi nhuận gộp giảm xuống còn 14,4% từ mức 18% của năm trước.

Kính xây dựng, lĩnh vực VGC đang chiếm thị phần lớn với khoảng 41% thị phần cũng giảm 26% doanh thu so với cùng kỳ, đạt 793 tỷ đồng do cạnh tranh từ các nhà sản xuất trong nước cũng như sản phẩm nhập khẩu không bị áp thuế từ Malaysia. Thị trường kính hiện cung nhiều hơn cầu khi cấp ra thị trường 3.550 tấn/ngày, lớn hơn so với mức tiêu thụ 3.000 tấn/ngày.

Bên cạnh đó, Kibing Glass Malaysia, sở hữu trực tiếp toàn bộ công ty con Kibing Group China đã khánh thành một cơ sở sản xuất tại Malaysia với công suất ước tính là khoảng 1.400 tấn/ngày. Hơn 50% sản lượng từ nhà máy này được xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á bao gồm cả Việt Nam với giá bán rất thấp nhờ lợi thế không bị áp thuế từ năm 2018 và giá nhiên liệu tại Malaysia thấp hơn. Những yếu tố này đã khiến biên lợi nhuận mảng kính xây dựng của VGC ảnh hưởng nghiêm trọng.

Mảng thiết bị vệ sinh cũng cho lợi nhuận gộp giảm 16,5% so với cùng kỳ, chỉ đạt 196 tỷ đồng.

Điểm sáng hiếm hoi trong nhóm vật liệu xây dựng của VGC đó là mảng gạch ốp lát, với doanh thu trong quý 3 đạt 755 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 500 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái với lợi nhuận gộp được cải thiện. Tuy nhiên, nếu tính trong giai đoạn cả 9 tháng từ đầu năm đến nay, tỷ suất lợi nhuận gộp vẫn giảm đáng kể từ, chỉ đạt 21,7% so với mức 25,7% trong cùng kỳ.

Những khó khăn trong hoạt động kinh doanh khiến quá trình thoái vốn Nhà nước tại VGC gặp nhiều khó khăn. Thời điểm cuối tháng 6, Bộ Xây dựng đã tiến hành thoái vốn để giảm tỷ lệ sở hữu tại VGC từ 54% xuống 36% tuy nhiên thương vụ không thành công.

Hiện tại, Bộ đang xem xét tiếp tục thực hiện thoái vốn trong năm nay hoặc chọn trì hoãn đến năm sau, khi có thể thoái toàn bộ 54% cổ phần. Một kế hoạch thoái vốn mới đang được chuẩn bị hoặc Chính phủ sẽ thoái toàn bộ vốn Nhà nước trong năm sau.

Các công ty phân tích đánh giá, dù mảng vật liệu xây dựng lõi gặp nhiều khó khăn, kết quả kinh doanh VGC nhiều khả năng đã chạm đáy và sẽ được cải thiện thông qua các lĩnh vực khác, chẳng hạn như cho thuê khu công nghiệp.

Hoạt động khai thác khu công nghiệp của VGC sẽ hưởng lợi từ chiến tranh thương mại ngày càng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc. Xu hướng di dời các nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam thực tế đã bắt đầu từ giai đoạn 2013-2014 và thường được biết đến là xu hướng “China + 1” với cái tên đi đầu là Samsung. Do đó, hoạt động cho thuê đất khu công nghiệp của VGC đang có lợi thế để tận dụng dòng vốn FDI vào Việt Nam ngày càng gia tăng.

Trong khi đó sản xuất thiết bị vệ sinh dự báo sẽ tăng trưởng nhanh chóng trong tương lai. Nhà máy thiết bị vệ sinh Mỹ Xuân có công suất thiết kế là 750.000 sản phẩm/năm (tăng 43% tổng công suất), và nhà máy đã bắt đầu sản xuất thử nghiệm trong quý 3 năm nay với dự kiến đi vào hoạt động chính thức trong năm 2019.

Phía VGC cho biết, sản phẩm đầu ra của nhà máy có chất lượng cao hơn so với sản phẩm của các nhà sản xuất địa phương với mức tiêu hao nhiên liệu thấp hơn khoảng 30%. Công ty đặt mục tiêu xuất khẩu khoảng 20% thiết bị vệ sinh và sẽ tăng dần tỷ trọng xuất khẩu lên 30% trong năm 2020. Đây dự kiến sẽ là động lực tăng trưởng lợi nhuận của VGC trong trung hạn.

Công ty cũng đang trong quá trình đàm phán thỏa thuận hợp tác với ROCA Group, một trong những nhà sản xuất thiết bị vệ sinh và nhà tắm hàng đầu thế giới. ROCA Group rất quan tâm đến hợp tác với VGC thông qua sở hữu cổ phần trong toàn bộ hoạt động sản xuất thiết bị vệ sinh của công ty. Tuy nhiên, theo Ban điều hành, các quyết định hợp tác cần phải chờ sau khi quá trình thoái vốn hoàn tất.

Theo Trần Anh/The Leader

Có thể bạn quan tâm

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall đều ghi điểm nhờ sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ và các nhà đầu tư háo hức chờ đợi báo cáo tài chính từ Nvidia. Trong khi đó, cổ phiếu Walmart cũng tăng mạnh sau khi nhà bán lẻ nâng dự báo doanh thu hàng năm…

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...