Vinalines chi 415 tỷ đồng mua lại 75,01% cổ phần Cảng Quy Nhơn

Vinalines đã chuyển 415 tỷ đồng để mua lại hơn 75% cổ phần Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn, tương ứng số tiền trước đây Công ty Hợp Thành đã mua 75,01% cổ phần Cảng Quy Nhơn.
Vinalines chi 415 tỷ đồng mua lại 75,01% cổ phần Cảng Quy Nhơn

Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam đang tiến hành các thủ tục sang tên số cổ phần Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn của Công ty Hợp Thành cho Vinalines.

Đối với chi phí nhà đầu tư bỏ ra để đầu tư các hạng mục dự án sau khi mua Cảng Quy Nhơn, trước mắt Vinalines và Công ty Hợp Thành đang chuyển nhượng cổ phần theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, sau đó, hai bên sẽ tiếp tục đàm phán và tính toán thông qua định giá tài sản độc lập.

Tuy nhiên, đây là vấn đề chưa có tiền lệ cho nên hai bên sẽ tiếp tục báo cáo cơ quan thẩm quyền để có giải pháp triển khai, xử lý thanh toán trên cơ sở chi phí lợi ích giữa các bên theo quy định.

Hiện Vinalines đã bố trí nhân sự trong HĐQT Cảng Quy Nhơn và sẽ tiếp quản chi phối trong kỳ Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 của Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn diễn ra cuối tháng 6 tới.

Trước đó, ngày 5/5, Ủy ban Kiểm tra Trung ương có kết luận nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cùng một số lãnh đạo của Bộ GTVT mắc vi phạm, khuyết điểm do liên quan đến cổ phần hóa (CPH), thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật.

Theo đó, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh và một số cá nhân mắc khuyết điểm được nêu trong kết luận trên có liên quan đến các sai phạm trong quá trình cổ phần hóa cảng Quy Nhơn.

Cụ thể, ngày 4/2/2013, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh (nhiệm kỳ từ tháng 8/2011 đến tháng 4/2016), nguyên Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, đã ký quyết định đề án tái cơ cấu Vinalines giai đoạn 2012-2015. Theo đó, Vinalines nắm giữ 75% vốn điều lệ của Công ty TNHH MTV cảng Quy Nhơn.

Ngày 27/5/2013, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh ký tiếp văn bản với nội dung xét đề nghị của Bộ GTVT và Bộ Tài chính, Thủ tướng có ý kiến như sau: "Bộ GTVT chỉ đạo Vinalines CPH cảng Quy Nhơn theo phương thức Vinalines nắm giữ 49% vốn điều lệ; các nhà đầu tư trong nước nắm giữ 51% vốn điều lệ, không bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài; sau CPH, công ty chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán".

Đến ngày 8/9/2014, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh ký tiếp công văn đồng ý với đề nghị của Bộ GTVT, cho phép bán hết phần vốn của Vinalines tại QNP cho các nhà đầu tư trong nước và chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Như vậy, chưa đầy 2 năm, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã liên tục ký 3 văn bản từ để cho Vinalines nắm giữ 75% vốn điều lệ của Công ty TNHH MTV cảng Quy Nhơn đến bán hết phần vốn của Vinalines tại QNP. Sau các văn bản này, Công ty Hợp Thành đã được chuyển nhượng 86,23% vốn điều lệ (348/404 tỉ đồng) của QNP.

Ngoài ra, ông Đinh La Thăng, nguyên bí thư Ban Cán sự Đảng, nguyên bộ trưởng Bộ GTVT và các ủy viên Ban Cán sự Đảng, gồm các thứ trưởng Bộ GTVT: Nguyễn Hồng Trường, Nguyễn Văn Công, Nguyễn Ngọc Đông và Nguyễn Nhật cũng đã có những sai phạm do liên quan đến các đề xuất trong quá trình CPH tại cảng Quy Nhơn và bán hết phần vốn tại QNP.

Tháng 9/2019, TTCP công bố kết luận thanh tra việc cổ phần hóa cảng Quy Nhơn. Trong đó, đáng chú ý Bộ GTVT có 2 văn bản cho Công ty Hợp Thành thỏa thuận trực tiếp khi chưa được Thủ tướng cho phép là trái thẩm quyền, vi phạm các văn bản pháp luật.

Vì vậy, 2 văn bản này phải được xem xét, hủy bỏ; 75,01% cổ phần Vinalines đã chuyển nhượng cho Công ty Hợp Thành phải được xử lý thu hồi về sở hữu nhà nước...

Trong quá trình đàm phán, đại diện Công ty Hợp Thành đã đề nghị số tiền chuyển nhượng 75,01% cổ phần tại QNP là khoảng 750 tỷ đồng. Tuy nhiên, phía Vinalines cho rằng mức giá này là quá cao.

Đến ngày 29/5, hai bên đã đạt được thỏa thuận và thống nhất hoàn tất thanh toán 415 tỷ đồng cho Công ty Hợp Thành; đồng thời Vinalines nhận lại quyền sở hữu 75,01% cổ phần ở cảng Quy Nhơn.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...