Vissan: Kế hoạch 2017 tăng 35% thực phẩm tươi sống là "cuộc trả giá căng thẳng"

Ông Văn Đức Mười – Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vissan chia sẻ "kế hoạch tăng trưởng 35% mảng thực phẩm tươi sống là cuộc trả giá căng thẳng giữa HĐQT và Ban điều hành nhằm đặt áp lực mới cho
Vissan: Kế hoạch 2017 tăng 35% thực phẩm tươi sống là "cuộc trả giá căng thẳng"

ĐHĐCĐ thường niên của CTCP Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan – UPCoM: VSN) đã thông qua kế hoạch năm 2017 với định hướng thực phẩm tươi sống tăng 35% lên 30,670 tấn (28,500 tấn thịt heo và 2,170 tấn thịt bò), thực phẩm chế biến tăng 14.5% lên 19,760 tấn. Công ty đặt mục tiêu tổng doanh thu 4,545 tỷ, tăng 23% và lãi trước thuế là 156 tỷ đồng, tăng 5% so với năm trước.

Chia sẻ tại Đại hội, ông Văn Đức Mười – Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vissan cho biết, kế hoạch tăng trưởng 35% mảng thực phẩm tươi sống là cuộc trả giá căng thẳng giữa HĐQT và Ban điều hành nhằm đặt áp lực mới cho Công ty để tăng trưởng.

Nhìn nhận về kế hoạch 2017 của Vissan với tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận không tương đồng (doanh thu tăng 23%, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng lợi nhuận là 5%), đại diện Vissan cho biết mức tăng 23% là bình quân chung của Công ty, xét riêng từng mảng hoạt động thì Vissan có kế hoạch tăng trưởng khá ấn tượng. Trong đó, mảng tươi sống chiếm 8-10% quy mô thị trường. Với mảng thực phẩm chế biến, Công ty đặt mục tiêu khôi phục lại thị trường này với phương châm “cái gì của caesar trả lại cho caesar” sau các thông tin về sản phẩm xúc xích trong thời gian trước đây.

Tuy nhiên, chi phí hoạt động của Vissan tăng đáng kể sau khi cổ phần hóa, trong đó chi phí phân bổ lợi thế doanh nghiệp phải thực hiện trong 3 năm (thay vì 10 năm như trước), cộng thêm các chi phí khác (thuê đất, bảo hiểm xã hội…) cũng tăng so với năm trước.

Đại diện của Vissan phân trần, mặc dù tỷ lệ tăng lợi nhuận ở mức 5% nhưng tính theo số tuyệt đối là 41.5 tỷ đồng so với năm trước.

Về dự án di dời và đổi mới công nghệ nhà máy giết mổ và chế biến thực phẩm Vissan được công ty triển khai theo chủ trương của UBND TPHCM. Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn vốn đầu tư nên công ty nhiều lần gia hạn và hiện phải thuê đất hàng năm tại 420 Nơ Trang Long và phải trả mặt bằng cho Nhà nước bất cứ lúc nào khi có yêu cầu.

Vì thế, Vissan muốn tiếp tục đầu tư dự án này với tổng mức đầu tư 1,587 tỷ đồng gồm cụm công nghiệp chế biến thực phẩm Vissan tại Long An chiếm 1,307 tỷ đồng, văn phòng điều hành và các kho trung chuyển tại KCN Tân Tạo gần 280 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư từ vốn chủ sở hữu 30% còn lại huy động ngân hàng hoặc các tổ chức khác 70%.

Không chia cổ tức 2016

Về kết quả kinh doanh năm 2016, VSN đạt 3,685 tỷ đồng doanh thu, bằng 92% kế hoạch; lợi nhuận trước thuế 148 tỷ đồng, vượt 19% kế hoạch. Trong đó, thực phẩm chế biến 17,255 tấn (không đạt kế hoạch), còn thịt bò và thịt heo tương ứng đạt 1,607 tấn và 21,154 tấn (vượt kế hoạch lần lượt là 16% và 11%).

Đối với phương án phân chia lợi nhuận 2016 (lãi trước thuế trong 6 tháng cuối năm 2016 là 54.7 tỷ đồng), Công ty sẽ trích lập các quỹ 51.6 tỷ đồng và lợi nhuận còn lại chuyển sang 2017 là hơn 3 tỷ đồng.

Về kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2017, Vissan sẽ trích quỹ đầu tư phát triển 15% lãi sau thuế, quỹ khen thưởng/phúc lợi và thưởng người quản lý (nếu đạt kế hoạch) trích 1.5 tháng lương bình quân thực hiện năm 2017. Tỷ lệ chia cổ tức dự kiến là 7%.

Vissan đã đấu giá thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào ngày 07/03/2016 với khối lượng đăng ký gấp 5.6 lần và giá đấu giá thành công bình quân đạt 80,053 đồng /cp, gấp 4.7 lần giá khởi điểm.

Ngày 26/03/2016, CTCP Dinh dưỡng Nông nghiệp Quốc tế (Anco) – một đơn vị thành viên của Tập đoàn Masan (MSN), đã trở thành cổ đông chiến lược của Vissan.

Tại Đại hội, chia sẻ về việc hợp tác với Anco nhằm thực hiện mô hình 3F (Feed – Farm – Food), đại diện Vissan cho biết hiện Công ty và đối tác này vẫn còn thiếu 1F là Feed.

Hiện Vissan giữ 65% thị phần xúc xích, 75% thị phần lạp xưởng, 40% thị phần hàng đông lạnh, 30% thị phần giò chả, 20% thị phần đồ hộp… Công ty cũng sở hữu hệ thống phân phối với hơn 130,000 điểm bán và kế hoạch năm 2017 tăng lên 150,000 điểm bán trên toàn quốc.

Theo Vietstock

Có thể bạn quan tâm

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...