VKS đề nghị bác kháng cáo, y án sơ thẩm với ông Đinh La Thăng

Tại phiên phúc thẩm, Đại diện Viện KSND Cấp cao tại Hà Nội đề nghị không chấp nhận kháng cáo của cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Đinh La Thăng, tuyên y án sơ thẩm đối với bị
VKS đề nghị bác kháng cáo, y án sơ thẩm với ông Đinh La Thăng

Sáng 10/5, phiên xử phúc thẩm ông Đinh La Thăng kết thúc phần xét hỏi. Mở đầu phần tranh luận, đại diện VKS luận tội các bị cáo.

Theo đại diện VKS, căn cứ các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và lời khai của các bị cáo công khai tại phiên tòa có đủ cơ sở kết luận, trong quá trình thực hiện Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, bị cáo Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐTV PVN, có vai trò chính trong việc đề ra chủ trương và chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC, chỉ đạo PVPower ký Hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định.

Sau đó, bị cáo Thăng chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban Quản lý dự án căn cứ hợp đồng này cấp tạm ứng hơn 6,6 triệu USD và hơn 1.300 tỷ đồng cho PVC để Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1.100 tỷ đồng sai mục đích, không đưa vào Dự án NMNĐ Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền gần 120 tỷ đồng.

Đối với bị cáo Phùng Đình Thực, nguyên Tổng Giám đốc PVN, đại diện VKS cho rằng, quá trình thực hiện Dự án NMNĐ Thái Bình 2, nguyên Tổng Giám đốc PVN đã cùng bị cáo Đinh La Thăng có hành vi sai phạm trong việc chỉ đạo PVPower ký Hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định, chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban Quản lý dự án cấp tạm ứng hơn 6,6 triệu USD và hơn 1.300 tỷ đồng cho PVC để Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1.100 tỷ đồng sai mục đích, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền gần 120 tỷ đồng.

Đối với hành vi tham ô tài sản, đại diện VKS thấy có đủ căn cứ xác định, Trịnh Xuân Thanh cùng với Vũ Đức Thuận, Nguyễn Anh Minh đã thống nhất đề ra chủ trương và chỉ đạo Lương Văn Hòa, Trưởng Ban Điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch, lập khống hồ sơ, chứng từ thi công 4 hạng mục phục vụ thi công các hạng mục chính của Dự án Vũng Áng - Quảng Trạch để chiếm đoạt hơn 13 tỷ đồng do PVC có trách nhiệm quản lý.

Trong số tiền này, bị án Trịnh Xuân Thanh chiếm hưởng 4 tỷ đồng, Vũ Đức Thuận chiếm hưởng 800 triệu đồng, Nguyễn Anh Minh chiếm hưởng hơn 3,6 tỷ đồng, Bùi Mạnh Hiển chiếm hưởng 400 triệu đồng, Lương Văn Hòa chiếm hưởng hơn 750 triệu đồng, Lê Thị Anh Hoa và Nguyễn Thành Quỳnh chiếm hưởng gần 2 tỷ đồng. Số tiền 1,5 tỷ còn lại, Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận, Nguyễn Anh Minh và Bùi Mạnh Hiển chiếm hưởng sử dụng chung.

Đại diện VKS nhận định, trong vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” này, bị cáo Đinh La Thăng là người đứng đầu một tập đoàn kinh tế mũi nhọn được Nhà nước tin tưởng giao cho thực hiện một số dự án lớn, trọng điểm trong đó có Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 nhưng đã không tuân thủ các quy định của pháp luật trong quản lý kinh tế.

Bị cáo đã chỉ đạo cấp dưới ký hợp đồng kinh tế trong khi không có đầy đủ kinh nghiệm và năng lực tài chính để thực hiện hợp đồng, vượt qua cả Nghị quyết của HĐTV; chỉ đạo việc cấp tạm ứng thực hiện hợp đồng không đúng, vi phạm các quy định của pháp luật.

Mặc dù tại cơ quan điều tra và tại phiên tòa sơ thẩm, các bị cáo và các luật sư bào chữa cho rằng các bị cáo không có tội hoặc phạm tội khác. Tuy nhiên, với chứng cứ và lời khai của các bị cáo cũng như tài liệu có trong hồ sơ đủ căn cứ khẳng định hành vi phạm tội của các bị cáo như cáo trạng truy tố. Bản án sơ thẩm tuyên phạt các bị cáo về tội “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” là hoàn toàn có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Sau khi xem xét các tình tiết, đại diện VKS đề nghị giảm hình phạt cho 7 bị cáo nhưng chưa đề nghị mức hình phạt cụ thể.

Đại diện VKS đề nghị không chấp nhận kháng cáo của bị cáo Đinh La Thăng và cho rằng không có tình tiết mới nên đề nghị cần giữ nguyên như bản án sơ thẩm. Trước đó, tòa sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Đinh La Thăng 13 năm tù về tội “Cố ý làm trái”.

Xét vai trò của bị cáo Phùng Đình Thực trong vụ án và bị cáo Nguyễn Quốc Khánh đã khắc phục toàn bộ 7,5 tỷ đồng, đại diện VKS đề nghị xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt. Án sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Thực và bị cáo Khánh mỗi bị cáo 9 năm tù.

Đối với bị cáo Vũ Đức Thuận - nguyên Tổng Giám đốc PVC - đại diện VKS xét thấy bị cáo có sự khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải, khắc phục hậu quả nên cũng đề nghị giảm một phần hình phạt ở tội “Tham ô tài sản”. Bị cáo Thuận trước đó bị tuyên phạt 7 năm tù về tội “Cố ý làm trái”, 15 năm tù về tội “Tham ô”; tổng hợp hình phạt là 22 năm tù.

Các bị cáo Nguyễn Anh Minh, Bùi Mạnh Hiển, Lê Đình Mậu, Nguyễn Mạnh Tiến cũng được đề nghị giảm nhẹ một phần hình phạt tội tham ô do thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, tích cực khắc phục hậu quả.

Phiên tranh luận sẽ tiếp tục chiều nay 10/5.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…