Vốn nhà nước tại Lọc dầu Bình Sơn hơn 44.934 tỷ đồng

Đến cuối năm 2015, giá trị doanh nghiệp của Công ty TNHH một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) được xác định là khoảng 3,2 tỷ USD, tương đương 72.879,9 tỷ đồng. Trong đó giá trị thực tế phần vốn
Vốn nhà nước tại Lọc dầu Bình Sơn hơn 44.934 tỷ đồng

Lọc hoá dầu Bình Sơn đáp ứng 40% nhu cầu xăng dầu cả nước

Ngày 31/5/2017, Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã công bố giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá của Công ty TNHH một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) – thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Hiện, giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là hơn 44.934 tỷ đồng.

Dự kiến công ty sẽ thực hiện chào bán 5-6% cổ phần lần đầu (IPO) vào quý 4/2017, phần còn lại chào bán cho các nhà đầu tư định danh và nhà đầu tư chiến lược.

Báo cáo của BRS cho thấy, kể từ khi Nhà máy Lọc hoá dầu Bình Sơn vận hành đến ngày 31/12/2016, sản lượng sản xuất đạt 44.221 nghìn tấn, sản lượng kinh doanh là 44.088 nghìn tấn, đáp ứng 40% nhu cầu xăng dầu trong cả nước.

Tổng doanh thu đạt 797.119 tỷ đồng, tương đương 36 tỷ USD, nộp Ngân sách Nhà nước 155.365 tỷ đồng, tương đương trên 6 tỷ USD, gấp đôi tổng mức dầu tư Nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất (khoảng 3 tỷ USD).

Tuy nhiên, thời điểm đầu năm 2016, việc tiêu thụ sản phẩm của nhà máy gặp nhiều khó khăn do tác động của chênh lệch thuế nhập khẩu so với hàng nhập khẩu. Ngày 3/9/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1725/QĐ-TTg cho phép sản phẩm của BSR cạnh tranh bình đẳng với sản phẩm nhập khẩu theo cơ chế thị trường.

Năm 2016, giá dầu thô giảm xuống mức thấp, bình quân 43,69 USD/thùng. BSR ghi nhận doanh thu bán hàng xấp xỉ 73.598 tỷ đồng, giảm 22,5% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 4.492 tỷ đồng, giảm 27%. Công ty nộp ngân sách Nhà nước là 6 tỷ USD.

Tính đến ngày 31/12/2016, Lọc hoá dầu Bình Sơn có vốn điều lệ 35.000 tỷ đồng, nhưng vốn chủ sở hữu đã bị “hao hụt” chỉ còn 32.367 tỷ đồng.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn đầu tư của chủ sở hữu đạt 7,77%, tốt hơn so với kế hoạch năm 2016 (2,46%). Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu khoảng 3,15%, tốt hơn so với kế hoạch năm 2016 (0,98%).

Ngày 5/6/2017, Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ dừng sản xuất để triển khai đợt bảo dưỡng tổng thể lần thứ 3 (TA3) trong vòng 52 ngày (bao gồm cả thời gian dừng và khởi động lại Nhà máy). BRS cho biết công tác chuẩn bị các nguồn lực, vật tư, thiết bị, máy móc cần thiết đã hoàn thành, sẵn sàng cho đại công trình bảo dưỡng.

Như vậy, luỹ kế sản lượng sản xuất của Nhà máy từ khi hoạt động cho đến 5 tháng đầu năm 2017 đạt khoảng 47 triệu tấn với tổng doanh thu gần 40 tỷ USD. Trong đó, lũy kế số tiền nộp ngân sách nhà nước trên 7 tỷ USD, gấp đôi tổng mức đầu tư (3 tỷ USD).

Trong 3 tháng đầu năm 2017, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn đầu tư của chủ sở hữu (ROE) đạt 8,67 %; tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu (ROA) đạt 4,81 %. Hệ số bảo toàn vốn là 1,091.

 >> Đàm phán "hớ" Lọc dầu Nghi Sơn: Lấy tiền đâu để bù lỗ?

Có thể bạn quan tâm

VPBank: Cú hích từ G-Dragon và tham vọng tỷ đô

VPBank: Cú hích từ G-Dragon và tham vọng tỷ đô

Chỉ trong chưa đầy hai tuần kể từ khi VPBank công bố mời nhóm nhạc Hàn Quốc G-Dragon và nữ ca sĩ CL, cựu trưởng nhóm 2NE1 đến Việt Nam biểu diễn, giá cổ phiếu ngân hàng này đã bật tăng mạnh, kéo vốn hóa thị trường vọt thêm hơn 7.000 tỷ đồng...

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Trong bối cảnh ngành bất động sản tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, một điểm đáng chú ý trên báo cáo tài chính quý 1/2025 của nhiều doanh nghiệp là tỷ trọng các khoản phải thu trên tổng tài sản đang ở mức rất cao, trong số đó, có các cái tên nổi bật như An Gia, Đất Xanh và Vinhomes...

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Rủi ro điều chỉnh vẫn còn hiện hữu

VN-Index bất ngờ bứt phá trong phiên 20/5 khi vượt qua ngưỡng kháng cự tâm lý 1.300 điểm, đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong tháng 3/2025 và tiến sát vùng cản 1.320 điểm, tuy vậy, giới phân tích vẫn cảnh báo khả năng rung lắc có thể xuất hiện khi chỉ số tiến gần vùng đỉnh cũ...

Chứng khoán tăng nhẹ sau tin xấu từ Moody's

Chứng khoán tăng nhẹ sau tin xấu từ Moody's

Chứng khoán Mỹ gần như đi ngang trong ngày giao dịch đầu tuần khi tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi việc Moody’s hạ bậc tín nhiệm quốc gia do gánh nặng nợ công khổng lồ…

VN-Index hướng tới mốc 1.300 điểm, song tăng giữa những nhịp rung lắc

Áp lực bán gia tăng, VN-Index có thể về sát vùng giằng co 1.280 điểm

Sau chuỗi tăng mạnh đầy hưng phấn, thị trường chứng khoán mở cửa tuần mới trong tâm lý dè dặt và áp lực chốt lời lộ rõ, các công ty chứng khoán nhận định vùng 1.280 điểm tiếp tục được kỳ vọng là điểm tựa cân bằng cho VN-Index trong những phiên giằng co sắp tới...