Vốn “nóng” đổ vào Bất động sản!

Thị trường vẫn đang chờ đợi chính sách hỗ trợ tín dụng cho bất động sản (BĐS) sau khi gói 30 nghìn tỷ đồng đóng lại. Dòng vốn nào sẽ “tiếp sức” cho thị trường tăng trưởng trong năm 2017?
Vốn “nóng” đổ vào Bất động sản!

Ngân hàng vẫn thận trọng cho vay đầu tư dự án BĐS, cho vay mua nhà

Ngân hàng “đón sóng” nhà giá rẻ    

Khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có tuyên bố mạnh mẽ nhiệm vụ trọng tâm là phát triển nhà ở xã hội, thu nhập thấp trong năm 2017, song vấn đề “nóng” là chính sách vốn cho BĐS hiện vẫn chưa có chủ trương có hay không gói 30 nghìn tỷ tiếp theo hỗ trợ thị trường.

Mới đây, thị trường đang có thêm những “cửa sáng” từ các gói tín dụng ưu đãi của nhiều ngân hàng TMCP. Đáng chú ý, ngày 3/1 vừa qua, ngân hàng PVcombank gây bất ngờ khi tung ra gói tín dụng quy mô 10 nghìn tỷ đồng, trong đó, sẽ cho vay phục vụ nhu cầu mua nhà thổ cư, mua nhà dự án, mua ô tô, tiêu dùng… Lãi suất vay mua nhà dự án chỉ từ 6,8%/năm, tối đa tới 7,99%/năm và đây là mức lãi suất hấp nhất trên thị trường hiện tại.

Được biết, trong thời gian qua, PVcombank đã hỗ trợ vốn cho nhiều dự án BĐS ở phân khúc trung và cao cấp, có mức giá từ 17-18 triệu đồng/m2 trở lên, lãi suất vay giá rẻ… Việc tung ra gói tín dụng 10 nghìn tỷ đồng này được cho là động thái chuẩn bị “đón sóng” nhà giá rẻ, bình dân sẽ phát triển ồ ạt trong năm 2017.

Nhất là khi nhiều đại gia BĐS chuyển hướng đầu tư mạnh vào phân khúc nhà ở trung bình như: Vingroup, Him Lam Land, Coteccons, Keppel Land, FLC, Vihajico, Capital House… 

Còn ở phân khúc nhà ở cao cấp, nhà thương mại, các ngân hàng vẫn tiếp tục các chương trình hỗ trợ vốn vay mua nhà, nhất là bắt tay với các chủ đầu tư dự án để đưa ra chính sách tín dụng ưu đãi tốt nhất. Đơn cử, Maritime Bank hỗ trợ người vay mua nhà tại dự án Goldmark City (Hà Nội) với lãi suất chỉ từ 3,99% trong 18 tháng đầu tiên, hạn mức vay tối đa 95% giá trị căn nhà…

Ngân hàng VPBank bắt tay với chủ đầu tư Novaland để hỗ trợ vốn mua nhà với loạt dự án tại TP.HCM, như The Sun Avenue, River Gate, Botanica, Lucky Dragon… Trong đó, lãi suất chỉ từ 7,49%/năm với thời hạn vay tới 25 năm.

Thậm chí, “tân binh” Sunshine Group còn thuyết phục được ngân hàng HDbank tài trợ vốn cho người dân vay mua nhà tại dự án Sunshine Garden (Hà Nội) với lãi suất 0% cho đến khi nhận nhà và ân hạn nợ gốc 24 tháng. Ngân hàng hỗ trợ cho vay tới 70% giá trị căn hộ, và lãi suất sau thời gian nhận nhà chỉ từ 7-10%/năm…

Thận trọng tín dụng

Gói tín dụng ưu đãi 30 nghìn tỷ đồng không còn, chủ trương siết chặt tín dụng bất động sản, hạn chế cho vay tập trung nhóm chủ đầu tư lớn… là những khó khăn, thách thức cho thị trường trong năm 2017.

Tính đến tháng 9/2016, đã có hơn 1 tỷ USD vốn FDI đổ vào lĩnh vực BĐS và là kênh thu hút vốn FDI lớn thứ hai tại Việt Nam chỉ xếp sau công nghiệp chế biến, chế tạo. Nhưng khối ngoại rất thận trọng đầu tư, giải ngân vốn vào lĩnh vực BĐS tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong khi đó, kênh huy động vốn chứng khoán vẫn chưa thực sự khởi sắc, còn vốn từ người dân cũng hạn chế và tâm lý lo sợ “bong bóng” quay lại…

Rõ ràng, các chủ đầu tư sẽ chật vật hơn trong việc giải quyết bài toán đầu vào về vốn và đầu ra tiêu thụ, giảm tồn kho BĐS sau cú “hẫng” chính sách tín dụng. Bài toán vốn đầu tư dự án còn “kẹt” với cả ngân hàng và các nhà điều hành chính sách.

Theo ông Vũ Văn Phấn, Phó cục trưởng Cục quản lý nhà (Bộ Xây dựng), tín dụng nói chung và bất động sản nói riêng hiện đang có nợ xấu lớn, song nợ xấu vẫn trong ngưỡng an toàn. Do đó, các ngân hàng cho vay BĐS phải xem xét kỹ hơn. “Với những BĐS nghỉ dưỡng, cao cấp đang đang phát triển rất rầm rộ, nếu người mua không dựa nhiều vào vay ngân hàng thì không đáng lo. Mà chủ yếu là doanh nghiệp vay thì rất cần cảnh báo, nhất là với những dự án hay chủ đầu tư vay quá lớn”- ông Phấn chỉ rõ.

Ông Trần Ngọc Quang, Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) chỉ rõ những rủi ro từ đặc tính bất hợp lý của thị trường như: dư nợ BĐS dồn quá lớn ở phân khúc cao cấp và một số các chủ đầu tư lớn, phụ thuộc vốn ngân hàng… Do đó, “VNREA đang nỗ lực cùng các doanh nghiệp xây dựng các đề án, góp ý, tham mưu cho cơ quan quản lý nhà nước để xây dựng các hệ thống chính sách, phát triển các quỹ đầu tư BĐS. Từ đó, tạo nguồn vốn mới cho thị trường và giảm lệ thuộc vào tín dụng”, ông Quang nói. Hay lập ra các quỹ tiết kiệm nhà ở để giải bài toán tài chính cho người mua nhà cũng được VNREA đề xuất.

VNREA đã hỗ trợ cho một số hội viên như Tập đoàn Hoàng Quân (TP.HCM) nghiên cứu và phát triển quỹ đầu tư BĐS từ năm 2015. Nhưng quá trình thiết lập các quỹ đầu tư BĐS này gặp vướng mắc về thủ tục, quy trình vầ hệ thống luật pháp…

Ông Nguyễn Tú Anh, Phó vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ (NHNN) cho biết, từ giữa năm 2016, NHNN đã ban hành Thông tư 06 đưa ra các lộ trình điều chỉnh dần nguồn tín dụng để làm sao không tạo ra cú sốc cho thị trường cũng như cảnh báo sớm về rủi ro tín dụng cho BĐS. Đơn cử: năm 2016, tỷ lệ vốn ngắn hạn dùng cho vay dài hạn đã giảm xuống 50%, kiểm soát chặt chẽ tín dụng để tránh “bong bóng” lặp lại.

“Qua đánh giá số liệu chúng tôi thấy, xu hướng về tín dụng cho những người mua nhà ở, cho thuê dựa vào thu nhập đã tăng rất nhanh trong 2016 và khả năng tiếp tục tăng 2017”- ông Phân nhận định, cho rằng bài học từ cú sốc 2010 khiến cả thị trường và nhà điều hành thận trọng hơn để kiểm soát dòng vốn “nóng” đổ vào BĐS.

Tuy vậy, NHNN luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, sắp tới sẽ có chính sách tín dụng để hỗ trợ và hướng thị trường BĐS phát triển ổn định, bền vững hơn.

Thu Hằng

>> Không được dùng tiền mặt mua nhà, ôtô, xe máy

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...