VPBank chính thức nới room ngoại từ 15% lên 17,5%

Mới đây, Ngân hàng TMCP Thịnh Vượng - VPBank (mã VPB) đã có văn bản về việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại ngân hàng từ 15% lên 17,5% vốn điều lệ.
VPBank chính thức nới room ngoại từ 15% lên 17,5%

Việc điều chỉnh room ngoại giúp ngân hàng có thể phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông chiến lược nước ngoài tối đa 15% vốn điều lệ sau khi phát hành.

Bởi theo luật định, tỷ lệ sở hữu tối đa của một tổ chức nước ngoài không được vượt quá 15% và tổng mức sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài không được vượt 30% vốn điều lệ ngân hàng.

Tại buổi gặp gỡ trao đổi về tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh mới đây, VPBank cho biết, việc phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược vẫn đang theo đúng kế hoạch, dự kiến sẽ hoàn thành trong nửa đầu năm 2022.

Nếu phát hành thành công, vốn chủ sở hữu của nhà băng này có thể đạt kỷ lục trên dưới 120.000 tỷ đồng, nằm trong nhóm dẫn đầu toàn ngành.

Trên thị trường thời gian qua sự chú ý ở kế hoạch này của VPBank hướng về cái tên SMBC - đối tác Nhật Bản vừa thực hiện thương vụ kỷ lục nhận chuyển nhượng 49% cổ phần của FE Credit.

Tại kỳ đối thoại với nhà đầu tư hồi tháng 8/2021, ông Nguyễn Đức Vinh - Tổng giám đốc VPBank cũng cho biết SMBC là một đối tác quan tâm; kỳ vọng kế hoạch bán 15% cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nói trên cũng sẽ bằng hoặc lớn hơn thương vụ bán cổ phần FE Credit vừa qua (1,4 tỷ USD).

Về kế hoạch kinh doanh, năm 2022, VPBank dự kiến tăng trưởng dư nợ tín dụng 18-20% tính riêng tại ngân hàng mẹ, nâng tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) lên 23-27%. Tăng trưởng lợi nhuận năm 2022 kỳ vọng tích cực hơn năm 2021.

Xem thêm

TP.HCM: Sớm di dời 6.500 căn nhà ven kênh rạch

TP.HCM: Sớm di dời 6.500 căn nhà ven kênh rạch

Sở Xây dựng TPHCM vừa có văn bản gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư về danh mục các dự án di dời nhà trên và ven kênh rạch cần được ưu tiên, cân đối, bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025.

Có thể bạn quan tâm

Eximbank có quyền Tổng giám đốc mới

Eximbank có quyền Tổng giám đốc mới

Đây là một phần trong chuỗi những thay đổi đáng chú ý về nhân sự cấp cao, định hướng chiến lược và cả vị trí trụ sở chính của Eximbank trong thời gian gần đây.

Chính sách thị trường vàng đổi chiều, ngành trang sức chờ ngày “tỏa sáng”

Chính sách thị trường vàng đổi chiều, ngành trang sức chờ ngày “tỏa sáng”

Ngành sản xuất và bán lẻ trang sức Việt Nam có thể hưởng lợi nếu thị trường vàng được kiểm soát ổn định hơn. Việc thúc đẩy các kênh đầu tư thay thế sẽ góp phần làm dịu dòng tiền chảy vào vàng miếng, đồng thời định hướng người tiêu dùng chuyển sang các sản phẩm có giá trị sử dụng thực tiễn hơn...

Các ngân hàng tái cơ cấu nợ bằng chiến lược kép trái phiếu

Các ngân hàng tái cơ cấu nợ bằng chiến lược kép trái phiếu

Việc mua lại trái phiếu trước hạn không chỉ giúp ngân hàng tránh bị khấu trừ vào vốn cấp 2 mà còn mở ra dư địa để phát hành lô trái phiếu mới có kỳ hạn trên 5 năm, qua đó bổ sung nguồn vốn trung và dài hạn, đáp ứng các yêu cầu về an toàn vốn...

Sóng lợi nhuận đang đến với ngành ngân hàng trong quý 2

Sóng lợi nhuận đang đến với ngành ngân hàng trong quý 2

Theo VCBS, lợi nhuận trước thuế của nhóm ngân hàng dự kiến tiếp tục tăng trưởng dương trong quý 2 và cả năm 2025, với nhiều cái tên như VietinBank, MB, BIDV, VPBank, HDBank, MSB và Sacombank được kỳ vọng đạt mức tăng hai chữ số...