Báo cáo của TDCX (NYSE: TDCX), doanh nghiệp chuyên cung cấp các giải pháp về trải nghiệm khách hàng kỹ thuật số, hoạt động trên toàn cầu chỉ ra 85% doanh nghiệp Việt có kế hoạch đổi mới sản phẩm, dịch vụ dựa trên các công cụ số, phân tích dữ liệu. Đây là tín hiệu vui thể hiện các doanh nghiệp Việt đã nhận thức được sức mạnh của chuyển đổi số và đang tăng tốc số hóa để bắt kịp với những biến đổi khó lường của thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh bền vững.
Doanh nghiệp tăng tốc chuyển đổi số
Sopa Technology - doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ thời trang, trang sức, đồ gia dụng ở TP Hồ Chí Minh đã lựa chọn chuyển đổi số, bán hàng trực tuyến kể từ sau đại dịch Covid 19. Nhờ số hóa kịp thời doanh nghiệp đã an toàn vượt qua đại dịch, tổng số đơn hàng của Sopa Technology đã tăng gấp 2 lần, doanh thu tăng trưởng hơn 30% mỗi năm.
Không may mắn như Sopa Technology, nhiều doanh nghiệp SME phải tạm gác tham vọng số hóa doanh nghiệp do e ngại không đủ tiềm lực tài chính đầu tư giải pháp công nghệ, chi phí duy trì vận hành cũng như nhận thức đầy đủ để chuyển đổi số hiệu quả.
“Sau đại dịch Covid 19, nguồn vốn đã cạn kiệt nên chuyển đổi số là sự đầu tư mạo hiểm với doanh nghiệp chúng tôi. Chúng tôi không thể đánh đổi nguồn tiền cuối cùng cho công nghệ trong khi còn chưa biết nó có thể làm xoay chuyển tình thế giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn như thế nào. Và từ đó đến nay, chuyển đổi số vẫn là giấc mơ xa xỉ với doanh nghiệp chúng tôi”, Anh Lê An, chủ 1 doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng nông sản Tây Bắc (Lào Cai) chia sẻ.
Táo bạo hơn, doanh nghiệp thực phẩm Lê Mây (Thái Bình) đã quyết định chuyển đổi số, coi đây là giải pháp sống còn. Tuy nhiên, do nguồn vốn hạn hẹp, chưa có nhân lực am hiểu về công nghệ nên việc số hóa chưa bài bản, rời rạc. Hệ quả là doanh nghiệp lãng phí nguồn lực đầu tư nhưng không đạt được thành công như mong đợi.
“Chúng tôi bắt đầu chuyển đổi số bằng việc xây dựng một website bán hàng. Tuy nhiên, do kinh phí đầu tư ít nên website bộc lộ nhiều hạn chế trong quá trình vận hành như quy trình thanh toán rườm rà khiến khách hàng bức xúc, khả năng bảo mật chưa đảm bảo, việc kiểm soát đơn hàng cũng phát sinh nhiều vấn đề. Sau hai năm chuyển đổi số, doanh thu của chúng tôi vẫn èo uột, nhận diện thương hiệu trong mắt khách hàng ngày càng tệ hơn”. Chị Lan Anh, đai diện doanh nghiệp thực phẩm Lê Mây (Thái Bình) chia sẻ.
Giải pháp thanh toán online tiết kiệm và hiệu quả
Nhận thấy chuyển đổi số sẽ là xu thế tất yếu của các doanh nghiệp SME, từ năm 2020, ngay trong thời điểm đại dịch Covid 19 đang diễn ra căng thẳng nhất, ngân hàng VPBank đã tiên phong đưa ra giải pháp Simplify và Ecompay - giải pháp thanh toán online giúp quá trình chuyển đổi số trở nên dễ dàng, nhanh chóng tiết kiệm và hiệu quả. Nhờ sự hỗ trợ của Simplify/ Ecompay những rào cản về chi phí đầu tư, ứng dụng công nghệ, nhân lực vận hành hệ thống đều được tháo gỡ đáng kể.
“Trong thời điểm tận cùng của khó khăn, khi chúng tôi không biết nên bắt đầu thực hiện chuyển đổi số từ đâu thì doanh nghiệp đã được VPBank giới thiệu gói giải pháp Simplify.Với giải pháp này, chúng tôi được hỗ trợ xây dựng gian hàng trực tuyến đã tích hợp sẵn cổng thanh toán hiện đại, chuẩn chỉnh, từ đó giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp cũng như nâng cao trải nghiệm người tiêu dùng, mở rộng thêm mạng lưới khách hàng trên nhiều quốc gia, góp phần tăng trưởng doanh thu. Đặc biệt, website được thiết kế tiện lợi, phần quản trị dễ dùng đến một người không rành công nghệ như tôi cũng có thể vận hành các thao tác dễ dàng, thành thạo”. Chị Phương Anh - Doanh nghiệp Sopa Technology chia sẻ.
Nếu như Simplify là giải pháp dành cho doanh nghiệp/hộ kinh doanh bước đầu triển khai chuyển đổi số thì Ecompay là cổng thanh toán được thiết kế riêng cho các doanh nghiệp đã có nền tảng công nghệ với đặc điểm nổi bật như tích hợp API từ Website cho đến App mobile, xử lý giao dịch thanh toán điện tử với các loại thẻ quốc tế và nội địa từ các thương hiệu Visa, Mastercard, JCB…
Bên cạnh đó, các giải pháp công nghệ cũng tuân thủ nghiệm ngặt về bảo mật thông tin với tiêu chuẩn quốc tế, xử lý giao dịch an toàn, siêu tốc với mức phí cạnh tranh và trải nghiệm thú vị dành cho khách hàng.
Cùng với giải pháp thanh toán online, VPBank còn có giải pháp Thẻ tín dụng doanh nghiệp với nhiều đặc quyền như: giúp doanh nghiệp tận dụng nguồn vốn không cần tài sản đảm bảo hạn mức lên tới 3 tỷ đồng, được miễn lãi lên tới 55 ngày, rút tiền mặt lên tới 50% hạn mức thẻ, cho phép áp dụng chi tiêu trả góp qua thẻ cùng nhiều chương trình hoàn tiền lên đến 4%, các khoản chi tiêu được ghi nhận để khấu trừ thuế cho doanh nghiệp… Đây được xem là trợ thủ đắc lực hỗ trợ các SME gia tăng sức mạnh vốn lưu động cũng như tối ưu ngân sách chi tiêu một cách hiệu quả.
Với nhiều giải pháp hỗ trợ cả về nền tảng công nghệ và đòn bẩy tài chính, VPBank đang nỗ lực tiếp sức cho các doanh nghiệp SME thành công, khẳng định vị thế trong nền kinh tế số.