VPBank tiếp tục được Moody’s nâng hạng tín nhiệm lên B2

Moody's Investors Service vừa công bố nâng mức xếp hạng tín dụng cơ sở (BCA) từ B3 lên B2 đối với ngân hàng VPbank, nâng mức xếp hạng rủi ro đối tác từ mức B2 lên B1.
VPBank tiếp tục được Moody’s nâng hạng tín nhiệm lên B2

Đây là năm thứ 2 liên tiếp, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới đánh giá mức cao hơn.

Mức xếp hạng tín nhiệm này được đánh giá dựa trên các yếu tố về kinh tế vĩ mô, tài chính và chất lượng tài sản. Trong khi đó, xếp hạng rủi ro đối tác phản ánh rủi ro của một đối tác khi hợp tác cùng với ngân hàng đó.

Việc nâng mức xếp hạng tín nhiệm BCA và đánh giá rủi ro đối tác của VPBank lần lượt lên các mức B2 và B1 cho thấy Moody’s đã ghi nhận sự cải thiện lớn về các yếu tố sức mạnh tài chính, hiệu quả hoạt động, lợi nhuận và cả tiềm năng tăng trưởng trong tương lai của VPBank.

Cụ thể, các mức tín nhiệm trên được cải thiện nhờ tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) của VPBank tăng từ 1,7% trong năm 2016 tới 2,3% trong năm 2017, vượt trội so với các ngân hàng khác ở Việt Nam. Thu nhập trước dự phòng của VPBank tăng 56% trong năm 2017 và tăng 57% trong năm 2016.

Theo Moody’s, tốc độ tăng trưởng về quy mô và việc chiếm lĩnh thị phần dẫn đầu trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng vốn có biên lợi nhuận cao đã đóng góp lớn vào sự tăng trưởng mạnh về lợi nhuận của VPBank.

Tỷ lệ vốn lõi của ngân hàng trên tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro (RWA) của VPBank đã tăng từ 8,5% năm 2016 lên mức 12,1% vào cuối năm 2017. Sự cải thiện này có được là nhờ phát hành mới cổ phiếu, trả cổ tức bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng, tăng lợi nhuận giữ lại và giảm tăng trưởng cho vay bình quân xuống còn 26% từ 41% trong giai đoạn 2013 – 2016.

Moody’s cho biết sẽ xem xét nâng hạng BCA của VPBank và những đánh giá dài hạn khác nếu kết quả tài chính của ngân hàng thể hiện sự phát triển bền vững về chất lượng tài sản, dự phòng rủi ro và dự phòng bảo toàn vốn. Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế vĩ mô, cải thiện xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam, cũng như những hỗ trợ của Chính phủ cho ngành ngân hàng cũng sẽ là những tín hiệu tích cực để Moody’s tăng xếp hạng tín nhiệm của VPBank.

Năm nay, Moody’s giữ nguyên xếp hạng tiền gửi dài hạn bằng đồng ngoại tệ của VPBank ở mức B2 nhưng nâng triển vọng từ ổn định lên tích cực.

Năm 2018, VPBank đặt mục tiêu nâng tổng tài sản lên 359.477 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế là 10.800 tỷ đồng. Ngân hàng sẽ tăng vốn điều lệ lên 27.799 tỷ đồng thông qua các đợt phát hành thêm cổ phiếu để trả cổ tức, cổ phiếu thưởng và phát hành cho nhà đầu tư trong và ngoài nước.

>> ĐHCĐ thường niên 2018: Tăng vốn ồ ạt, VPBank cần nguồn lực để thực hiện M&A

Có thể bạn quan tâm

Ông Lê Ngọc Lâm, Tổng Giám đốc BIDV và ông Lê Thanh Hưng, Tổng Giám đốc VRG đại diện hai đơn vị ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện

BIDV và VRG hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029

Việc BIDV và VRG cùng nhau hợp tác trong giai đoạn 2024 - 2029 hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả hai bên, cũng như góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước...

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...