VTV đồng ý chia sẻ bản quyền World Cup cho HTV

Chiều tối 9/6, theo xác nhận của lãnh đạo đài truyền hình TP HCM (HTV), đài truyền hình Việt Nam (VTV) cơ bản đã đồng ý chia sẻ bản quyền truyền hình VCK World Cup 2018 cho HTV.
VTV đồng ý chia sẻ bản quyền World Cup cho HTV

Theo đó, HTV sẽ được sử dụng sóng sạch. Điều này đồng nghĩa HTV hoàn toàn được tự chủ trong việc khai thác quảng cáo, tổ chức bình luận trận đấu bằng đội ngũ bình luận viên của mình.

Theo ông Dương Thanh Tùng, tổng giám đốc HTV, xét về lý thuyết thì dù VTV đồng ý nhưng vẫn phải chờ xác nhận cuối cùng từ FIFA. "Sau khi phía đơn vị cung cấp bản quyền truyền hình là Infront Sports & Media chấp thuận bán bản quyền truyền hình cho VTV, công ty này vẫn phải có trách nhiệm báo cáo lại cho FIFA. Sau khi nhận được sự đồng ý từ FIFA, VTV sẽ có toàn quyền san sẻ bản quyền cho các nhà đài khác. Chúng tôi đã đạt được thỏa thuận với VTV để sử dụng sóng sạch ở giải đấu năm nay", tổng giám đốc HTV cho biết.

Ông Tùng cũng xác nhận với thời gian quá ngắn ngủi còn lại, HTV phải hết sức nỗ lực trong việc tìm quảng cáo để bù đắp. Dù vậy, việc HTV quyết định phục vụ khán giả World Cup 2018 cũng ghi nhận những nỗ lực của đài này trong việc khẳng định lại thương hiệu trong mảng thể thao, đặc biệt là bóng đá.

Theo chia sẻ của một đại diện HTV, để được VTV gật đầu đồng ý san sẻ quyền phát sóng VCK World Cup 2018 cũng đòi hỏi nhà đài phải có uy tín và tầm phủ sóng rộng rãi: "Thời gian gấp rút thế này, toàn bộ ê kíp thực hiện VCK World Cup 2018 sẽ phải dốc toàn lực, rất mệt nhưng cũng vui, thay vì chỉ đứng bên ngoài nhìn. HTV hy vọng sẽ mang đến cho khán giả những bữa tiệc bóng đá trong dịp World Cup lần này".

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.