Vũ "nhôm" kháng cáo, tòa mở lại phiên phúc thẩm

Trong đại án Ngân hàng Đông Á, Vũ “nhôm” cho rằng, cấp sơ thẩm chưa đánh giá toàn diện, khách quan chứng cứ trong hồ sơ vụ án nên đã làm đơn kháng cáo.
Vũ "nhôm" kháng cáo, tòa mở lại phiên phúc thẩm

Sáng nay (27/5), TAND Cấp cao tại TP.HCM mở lại phiên phúc thẩm, xét xử Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm", nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79), Trần Phương Bình (nguyên Tổng giám đốc, Phó chủ tịch HĐQT, Chủ tịch HĐTD Ngân hàng Đông Á - DAB) cùng 17 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Ngân hàng DAB, khiến ngân hàng này bị thiệt hại hơn 3.608 tỷ đồng.

Trước đó, ngày 22/4, tòa phúc thẩm mở nhưng do nhiều bị cáo, luật sư, người liên quan trong vụ án vắng mặt, không thể đảm bảo việc xét xử nên HĐXX quyết định hoãn phiên tòa.

Tòa triệu tập hơn 320 cá nhân, tổ chức có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, trong đó có đại diện Ngân hàng Nhà nước, Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận.

Trước đó, vào ngày 20/2, TAND TP.HCM tuyên phạt Vũ 17 năm tù vì tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

Trần Phương Bình lĩnh 20 năm tù về tội Cố ý làm trái, chung thân về tội Lạm dụng chức vụ, tổng hợp hình phạt là chung thân. Những bị cáo còn lại lĩnh từ 2 năm tù treo đến 16 năm tù giam.

Tòa buộc Trần Phương Bình bồi thường cho DAB 27.016 lượng vàng, 1.949 tỷ đồng. Vũ “nhôm” bồi thường 203 tỷ, buộc bị cáo Bình và Vũ liên đới bồi thường 52 tỷ tiền lãi cho DAB.

Sau tòa sơ thẩm, Vũ "nhôm" kháng cáo vì cho rằng mình bị oan, HĐXX không đủ căn cứ buộc Vũ phạm tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Ngoài ra, Trần Phương Bình và 16 bị cáo khác cũng cùng kháng cáo xin xem xét lại bản án.

Tại phiên tòa sơ thẩm, Trần Phương Bình và các bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng quy kết. Nguyên Phó tổng giám đốc DAB Nguyễn Thị Kim Xuyến nhận tội nhưng phủ nhận việc chiếm đoạt 40 tỷ đồng.

Vũ "nhôm" kêu oan, không thừa nhận cáo buộc chiếm đoạt 203 tỷ của DAB như VKS truy tố. Vũ một mực khẳng định số tiền này là vay dân sự với cá nhân Trần Phương Bình. Ngày 4/12/2018, Vũ đã nhờ gia đình nộp lại 203 tỷ đồng cho Cục Thi hành án Dân sự TP.HCM để trả lại cho ông Bình.

Theo cáo trạng, để có tiền mua 60 triệu cổ phần của DAB với giá 600 tỷ, Vũ đã thế chấp 220 lô đất ở Đà Nẵng để vay DAB 400 tỷ. 200 tỷ còn lại ông Bình đã dùng thủ đoạn hạch toán khống để nộp vào tài khoản của Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79. Sau khi tăng vốn điều lệ không thành, 600 tỷ được chuyển trả về lại cho Vũ (cộng với hơn 9 tỷ tiền lãi).

Vũ nhôm thực tế nộp vào DAB 400 tỷ nhưng lại được chuyển về 600 tỷ nên Vũ bị cáo buộc chiếm đoạt 203 tỷ (gốc 200 tỷ, lãi hơn 3 tỷ).

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…