Vụ VN Pharma: Sẽ xử lý nghiêm minh, công khai

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2017 với sự tham gia của Tòa án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, quá trình xử lý vụ việc liên quan đến Công ty VN Pharma đã được Phó Thủ
Vụ VN Pharma: Sẽ xử lý nghiêm minh, công khai

Theo Phó Thủ tướng, mặc dù vụ việc đang được các cơ quan bảo vệ pháp luật thụ lý giải quyết nhưng dư luận xã hội đặc biệt quan tâm và nhiều ý kiến rất bức xúc ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với cả hệ thống y tế. Vì vậy, cần được chỉ đạo xử lý nghiêm minh mọi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật, làm rõ mọi góc khuất.

Trước đó ngày 24/8, Văn phòng Chính phủ (VPCP) có văn bản số 9036/VPCP-KGVX yêu cầu Bộ Y tế báo cáo trước ngày 31/8 về trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ về việc Công ty VN Pharma Việt Nam nhập khẩu thuốc điều trị ung thư giả.

Phó Thủ tướng nói: “Tôi đã chỉ đạo VPCP có văn bản yêu cầu Bộ báo cáo về trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ. Hôm nay, tôi đã nhận được báo cáo. Nội dung cơ bản như thông cáo báo chí của Bộ. Tôi đã có ý kiến: Cần thanh tra việc cấp phép nhập khẩu, cấp đăng ký thuốc của Bộ Y tế. Mặt khác đề nghị các cơ quan chức năng làm rõ các vấn đề dư luận quan tâm. Tinh thần là phải hết sức nghiêm minh và công khai”.

Ngay sau khi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết luận: Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra việc cấp phép của Bộ Y tế, phải rất nghiêm túc, nhất là khi liên quan tới sức khỏe của nhân dân.

Về vụ việc này, Chánh án TAND TP.HCM Ung Thị Xuân Hương cũng khẳng định, "vụ VN Pharma như tảng băng chìm chưa nổi lên".

Chánh án TAND TP.HCM Ung Thị Xuân Hương
Chánh án TAND TP.HCM Ung Thị Xuân Hương

Bà Hương cho rằng: “Về tội danh, có ý kiến xử là tội “buôn lậu” hay tội “sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh”. Bây giờ chúng ta phải thừa nhận một điều rằng, xử tội nào cũng phải thiếu một vế. Xử tội “buôn lậu” thì thiếu vế “hàng giả”, xử tội “hàng giả” thì thiếu vế “buôn lậu”. Bởi vậy không thể nào trọn vẹn hết”.

Giải thích thêm về tội danh “buôn lậu” mà cấp tòa sơ thẩm vừa tuyên, Chánh án TAND TP.HCM cho hay: “Quan điểm buôn lậu ở đây là buôn lậu trái phép qua biên giới và không phụ thuộc hàng giả, hàng kém chất lượng… Còn nếu xử tội hàng giả thì trong nước chứ không có yếu tố buôn lậu qua biên giới. Rõ ràng đây là yếu tố buôn lậu”.

Theo vị Chánh án, tội danh “buôn lậu” và “sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh” có mức án chung thân hoặc tử hình.

Nếu như toà xử tội “sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh”, chỉ xử được khoản 2, tức là tội phạm có tổ chức và tối đa cũng chỉ 12 năm tù. Còn muốn xử chung thân hay tử hình thì phải theo khoản 3 hoặc 4 mà phải gây hậu quả nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Và theo bà Hương, trong vụ án này chưa có hậu quả gì, thuốc chưa bán ra thị trường.

Bà Hương nhấn mạnh: “Vụ án này chắc chắn là tảng băng chìm chưa nổi lên. Cái nổi ở đây chỉ một tý ở đầu thôi. Dư luận bức xúc rất nhiều về đấu thầu thuốc, về giá thuốc. Hồ sơ vụ án này chỉ việc nhỏ thôi, giá trị hàng chỉ hơn 5 tỷ đồng. Rất nhỏ so với tảng băng chìm đó”.

>> Nguyên Tổng giám đốc VN Pharma lĩnh 12 năm tù

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…